Câu hỏi:

05/01/2025 178

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CÁI CHÚC THƯ CỦA NGƯỜI CÒN SỐNG

Cụ Hồng lúc ấy đã nhắm nghiền hai mắt lại. Trên cái sập gụ khảm mà giữa là cái khay đèn, cụ nằm một bên, thằng xe một bên, cụ bà thì ngồi phía dưới chân. Thằng xe lúc ấy đã rửa sạch hai cái chân ngựa người để gánh vác cái trách nhiệm nặng nề của người bồi tiêm thuốc phiện.

Cụ bà nói:

Ông ạ, tuy vậy tôi cũng cứ cho mời cụ lang.

Cụ Hồng lại nhăn mặt lần thứ mười mà khẽ gắt cũng lần thứ mười rằng:

Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!

Đã hiểu cái tính ấy, cụ bà cứ thản nhiên nói tiếp:

Ấy thế rồi... ta cứ lo toan trước việc ma chay đi mà thôi.

Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!

Tôi thì tôi nghĩ nên theo cả lối cổ và lối mới, nghĩa là cứ minh tinh, nhà táng, kèn tầu, kiệu bát cống, và rõ nhiều câu đối. Nếu chúng nó muốn thì chúng nó cứ đi thuê kèn bú rích Tây đi càng hay. Nhưng mà không thể vì cái thích của chúng mà bỏ cái thích của chúng ta được.

– Biết rồi! Khổ lắm... Nói mãi!

Đến đây thì cụ bà không nói gì nữa, ngồi trầm ngâm nghĩ ngợi, làm cho cụ ông phải hỏi ngay: 

– Thì sao nữa, hở bà?

Thằng xe đã quen những cái ấy lắm nên cũng không lấy gì làm buồn cười nữa. Cụ bà lải nhải kể lể những mớ lễ nghi phức tạp nó làm cho một gia đình thành ra muốn pha trò, mỗi khi gia đình ấy sắp được hân hạnh là tang gia.

Cách cái lệ bộ, ở phòng khách bên ngoài, lúc ấy khách khứa đông lắm. Ngoài số những người họ hàng lại có bạn hữu của vợ chồng Văn Minh. Người nào cũng đã lên gác chỗ có giường cụ cố tổ, vén màn nhìn vào rồi rón rén lui ra chạy ù xuống nhà dưới, cho thế là xong cái bổn phận đi thăm một người ốm nặng. Họ xúm nhau lại uống nước, hút thuốc, chuyện trò vui vẻ lắm, vì bệnh nhân mà chết thì thực là đáng mừng cho họ. Do thế, người ta bàn soạn y như trong nhà đã có người chết rồi, chứ không phải chỉ có người ốm.

Ông Typn đã được mời ngay đến để nghĩ cách chế tạo một vài kiểu quần áo tang tối tân. Ông nhà báo đã được sự chủ khẩn khoản yêu cầu viết bài cáo phó, bài tường thuật, và sửa soạn chụp ảnh đăng báo.

Văn Minh vợ mơ màng một cách sung sướng rằng chỉ nay mai là sẽ được ăn vận toàn trắng, một điều bà vẫn ao ước bấy lâu nay. Văn Minh chồng ngồi hút thuốc lá Ăng-lê, cũng mơ màng đến phần tài sản mà ông ta sẽ được hưởng, nếu ông nội ông ta chết.

Đã hơn một năm nay, ông cụ già cay nghiệt đã đến tìm một ông chương lí văn khế để giao hẹn với pháp luật rằng mình có chết thì phần lợi tức của mấy chục nóc nhà mới được đem ra cho con cháu chia nhau... Ông cụ già không biết rằng nếu cái chết của mình lại có lợi cho con cháu đến như thế thì con cháu không khi nào lại muốn cụ cứ sống như thế mãi, dù là một ngày, dù là một giờ. Xưa kia, cụ đã tay trắng làm nên giàu, âu cũng là sinh ư nghệ, tử ư nghệ, hoặc là một cách chết vì nghĩa vụ!

(Trích Số đỏ, Vũ Trọng Phụng, NXB Văn học, 2016, tr.75-77)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Tự sự.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Theo đoạn trích, vợ chồng Văn Minh mơ màng điều gì khi nghĩ nếu ông nội của mình chết?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Khi nghĩ nếu ông nội mình chết, vợ chồng Văn Minh mơ màng đến những điều sau:

+ Văn Minh vợ: Sẽ được ăn vận toàn trắng, một điều bà vẫn ao ước bấy lâu nay.

+ Văn Minh chồng: Phần tài sản mà ông ta sẽ được hưởng.

Câu 3:

Nêu hiệu quả của nghệ thuật xây dựng các bức chân dung trào phúng trong đoạn trích.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

– Các bức chân dung trào phúng được Vũ Trọng Phụng làm nổi bật qua những hành động, lời nói, tư thế, suy nghĩ, thái độ, mối tương quan bất thường; qua giọng điệu bông đùa, giễu nhại, dửng dưng: Cụ Hồng với tư thế nhắm nghiền hai mắt, động thái nhăn mặt lần thứ mười mà khẽ gắt, với những câu nói “Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!, cụ bà với sự thản nhiên, lải nhải kể lể; họ hàng, khách khứa, bạn hữu đến thăm người ốm vén màn nhìn vào rồi rón rén lui ra chạy ù xuống nhà dưới, uống nước, hút thuốc, chuyện trò vui vẻ lắm; ông Typn với những kế hoạch cho đám ma; vợ chồng Văn Minh với những tưởng tượng về niềm hạnh phúc của mình, khi ông nội mất...

– Hiệu quả của nghệ thuật xây dựng các bức chân dung trào phúng trong đoạn trích:

+ Làm nổi bật sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của xã hội thượng lưu, trưởng giả đương thời.

+ Mang lại tiếng cười thú vị, ẩn chứa tiếng nói châm biếm, phê phán cái xã hội thượng lưu, trưởng giả đương thời háo danh, háo lợi, lố bịch,...

+ Thể hiện tài năng, phong cách độc đáo của Vũ Trọng Phụng.

+ Tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn, thú vị nơi người tiếp nhận.

Câu 4:

Nêu nhận xét của anh/ chị về lời của cụ Hồng trong đoạn trích.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

– Chỉ ra những lời của cụ Hồng trong đoạn trích: Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!; Thì sao nữa, hở bà?

– Nhận xét về những lời của cụ Hồng:

+ Những lời lặp lại, vô nghĩa lí, khác thường,...

+ Những lời ấy thể hiện cụ Hồng là người thích thể hiện mình, gây sự chú ý đến người khác, tỏ ra mình thông hiểu mọi chuyện (biết rồi), than phiền về những điều cụ bà nói (khổ lắm, nói mãi) nhưng cuối cùng lại hỏi Thì sao nữa, hở bà?...

+ Những lời của cụ Hồng tạo nên sự thú vị, hấp dẫn nơi người đọc.

+ Những lời của cụ Hồng thể hiện tài năng của Vũ Trọng Phụng trong việc cá tính hoá nhân vật từ bình diện ngôn ngữ nhân vật, tạo tiếng cười châm biếm, mỉa mai,...

Câu 5:

Qua đoạn trích, Vũ Trọng Phụng đã gửi đến người đọc thông điệp gì? Theo anh/ chị, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội hiện nay?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

– Vũ Trọng Phụng đã gửi đến thông điệp: Không nên sống hám danh, hám lợi, thoả mãn nhu cầu cá nhân mà trở nên kệch cỡm, bất chấp nhân tính, tình người.

– Ý nghĩa của thông điệp ấy trong bối cảnh xã hội hiện nay:

+ Thông điệp mà Vũ Trọng Phụng mang tới vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc sống hiện nay. Bởi cuộc sống hiện đại vẫn còn đâu đây những con người sống thiếu tình nghĩa, không từ tình người, tình thân để đạt được mục đích cá nhân của mình; vẫn còn đâu đây những con người thích khoe mẽ, thể hiện,...

+ Thông điệp mà Vũ Trọng Phụng mang tới như một bài học về nhận thức và hành động, định hướng lối sống của một số người trong xã hội hiện nay.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. PHẦN VIÉT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh những tấm áo trong đoạn thơ sau:

Những tấm áo xưa con nhớ lắm

Mũi chỉ đường kim tay mẹ dịu dàng,

Tuổi thơ đâu những trưa hè xanh thẳm

Tuổi nhỏ nằm trong áo nhỏ yêu thương

 

Con lớn thêm áo cũng lớn thêm

Mỗi bận mùa đông đi, trời bớt lạnh

Mưa xuân rơi, hoa cải vàng sắc nắng

Mẹ dành tiền may áo mới cho con.

(Trích Áo, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Lưu Quang Vũ, NXB Hội Nhà văn, tr.11-12)

Xem đáp án » 05/01/2025 1,290

Câu 2:

Câu 2 (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về vai trò của văn học trong việc góp phần phát triển thị hiếu thẩm mĩ của giới trẻ.

Xem đáp án » 05/01/2025 183

Câu 3:

Theo đoạn trích, vợ chồng Văn Minh mơ màng điều gì khi nghĩ nếu ông nội của mình chết?

Xem đáp án » 05/01/2025 0

Câu 4:

Nêu hiệu quả của nghệ thuật xây dựng các bức chân dung trào phúng trong đoạn trích.

Xem đáp án » 05/01/2025 0

Câu 5:

Nêu nhận xét của anh/ chị về lời của cụ Hồng trong đoạn trích.

Xem đáp án » 05/01/2025 0

Câu 6:

Qua đoạn trích, Vũ Trọng Phụng đã gửi đến người đọc thông điệp gì? Theo anh/ chị, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội hiện nay?

Xem đáp án » 05/01/2025 0

Bình luận


Bình luận