Câu hỏi:
05/01/2025 244I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
mặt trời vàng và mắt em nâu
xin chào Huế một lần anh đến
để ngàn lần anh nhớ hư vô
em rất thực nắng thì mờ ảo
xin đừng lầm em với cố đô
áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
nón rất Huế mà đời không phải thế
mặt trời lên từ phía nón em nghiêng
nhịp cầu cong và con đường thẳng
một đời anh đi mãi chẳng về đâu
con sông dùng dằng con sông không chảy
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya
tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
anh trở về hoá đá phía bên kia.
Huế 1980
(Tạm biệt Huế, Thu Bồn, in trong 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên,
NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1992)
Sự kiện chính được miêu tả trong bài thơ là gì?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo nội dung bài thơ, việc “em dắt anh lên những ngôi đền cổ” đã dẫn tới những hệ quả gì?
Lời giải của GV VietJack
Theo nội dung bài thơ, việc “em dắt anh lên những ngôi đền cổ” đã khiến: “chén ngọc chìm dưới đáy sông sâu”; “những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng”; “mặt trời vàng và mắt em nâu”.
Câu 3:
Chỉ ra và nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa trong khổ thơ sau:
xin chào Huế một lần anh đến
để ngàn lần anh nhớ hư vô
em rất thực nắng thì mờ ảo
xin đừng lầm em với cố đô
Lời giải của GV VietJack
– Các cặp từ trái nghĩa: “một lần” - “ngàn lần”; “thực” - “ảo”.
– Tác dụng: Thể hiện những khám phá thú vị, bất ngờ về vẻ đẹp và sức hấp dẫn của Huế.
Câu 4:
Phân tích ý nghĩa của câu thơ “anh trở về hoá đá phía bên kia”.
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Anh/ chị có ý kiến như thế nào nếu có người cho rằng, “nhân vật trữ tình trong bài thơ chỉ mượn vẻ đẹp của xứ Huế để bày tỏ tình yêu với cô gái”, trong khi người khác lại cho rằng “lời bày tỏ tình cảm với cô gái chỉ là duyên cớ để bài thơ thể hiện những phát hiện riêng về vẻ đẹp xứ Huế”?
Lời giải của GV VietJack
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) thể hiện cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
nhịp cầu cong và con đường thẳng
một đời anh đi mãi chẳng về đâu
con sông dùng dằng con sông không chảy
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
Câu 2:
Câu 2 (4,0 điểm)
Cha ông ta từng khuyên “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nhưng hiện nay, nhiều bạn trẻ tin rằng, chỉ cần một chiếc máy vi tính hoặc điện thoại nối mạng Internet là có thể làm chủ tri thức. Hãy viết bài luận thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề trên.
Câu 3:
Theo nội dung bài thơ, việc “em dắt anh lên những ngôi đền cổ” đã dẫn tới những hệ quả gì?
Câu 4:
Chỉ ra và nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa trong khổ thơ sau:
xin chào Huế một lần anh đến
để ngàn lần anh nhớ hư vô
em rất thực nắng thì mờ ảo
xin đừng lầm em với cố đô
Câu 6:
Anh/ chị có ý kiến như thế nào nếu có người cho rằng, “nhân vật trữ tình trong bài thơ chỉ mượn vẻ đẹp của xứ Huế để bày tỏ tình yêu với cô gái”, trong khi người khác lại cho rằng “lời bày tỏ tình cảm với cô gái chỉ là duyên cớ để bài thơ thể hiện những phát hiện riêng về vẻ đẹp xứ Huế”?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!