Câu hỏi:

18/01/2025 28

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Có ai cưỡi ngựa về Kinh Bắc

Tôi gửi nhờ đem hộ lá thư?

Trời hỡi! Ốm nằm trong quán trọ

Bạn bè còn lại mấy bài thơ...

 Trông qua song cửa: trời vàng úa

Mấy lá bàng rơi nhắc nhở thu!

Chiều ốm cũng đang chầm chậm xuống

Sương mù chìm lẫn lá vàng thưa.

 Hỡi người cưỡi ngựa về Kinh Bắc

Tôi gửi thư đưa hộ mẹ già

Cổ thét song lời tôi yếu quá

Ngựa đều chân chạy, nhạc càng xa.

14-10-1941

(Ai về Kinh Bắc, Văn Cao, theo www.thivien.net)

Chỉ ra dấu hiệu nhận biết thể thơ của văn bản.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Thể thơ: 7 chữ

- Dấu hiệu: mỗi dòng thơ trong bài đều có 7 chữ.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Xác định những từ ngữ, hình ảnh diễn tả trạng thái của nhân vật trữ tình.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Từ ngữ, hình ảnh diễn tả trạng thái của nhân vật trữ tình

- Ốm nằm trong quán trọ

- Bạn bè còn lại mấy bài thơ

- Lời tôi yếu quá

Câu 3:

Trình bày hiệu quả của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong khổ thơ thứ hai của văn bản.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Biện pháp nhân hóa trong khổ thơ thứ 2: Mấy lá bàng rơi nhắc nhở thu;

chiều ốm

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình gợi cảm khiến lời thơ thêm sinh động, hấp dẫn

+ Khắc sâu hình ảnh thiên nhiên tàn úa và thấm đẫm nỗi buồn, nhuốm màu cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

+ Thể hiện nỗi buồn, cô đơn, mệt mỏi của nhân vật trữ tình.

Câu 4:

Nhận xét hình ảnh biểu tượng người cưỡi ngựa về Kinh Bắc trong văn bản.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Hình ảnh biểu tượng người cưỡi ngựa về Kinh Bắc:

+ Xuất hiện hai lần trong khổ đầu và cuối bài thơ. Là đối tượng để nhân vật

trữ tình gửi gắm tâm tư, tình cảm cùng nỗi nhớ quê, nhớ mẹ da diết.

+ Là biểu tượng cho khát vọng được trở về chốn bình yên, nơi con người

tìm thấy điểm tựa trong tâm hồn.

+ Hình ảnh người cưỡi ngựa về Kinh Bắc gần gũi, ấm áp; là sợ dây kết nối

con người với gia đình, quê hương; tạo ấn tượng sâu đậm cho người đọc.

Câu 5:

Từ nội dung văn bản, anh/ chị hãy bảy tỏ suy nghĩ về vai trò của những điểm tựa tinh thần với con người. (Trình bày khoảng 5-7 dòng)

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Thí sinh xác định nội dung của đoạn trích.

- Từ đó thí sinh viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của những điểm tựa tinh thần

+ Hình thức: khoảng 5-7 dòng

+ Nội dung: Điểm tựa tinh thần là những giá trị về mặt tinh thần, cảm xúc đem lại cho con người giúp họ có động lực hơn để vượt qua khó khăn của cuộc sống.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích mạch cảm xúc trong văn bản Ai về Kinh Bắc ở phần Đọc hiểu.

Xem đáp án » 18/01/2025 6

Câu 2:

Câu 2. (4,0 điểm)

Mạng xã hội là công cụ để kết nối những người trẻ, nhưng cũng tạo nên khoảng cách giữa họ.

Từ góc nhìn của người trẻ, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.

Xem đáp án » 18/01/2025 4

Câu 3:

Xác định những từ ngữ, hình ảnh diễn tả trạng thái của nhân vật trữ tình.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 4:

Trình bày hiệu quả của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong khổ thơ thứ hai của văn bản.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 5:

Nhận xét hình ảnh biểu tượng người cưỡi ngựa về Kinh Bắc trong văn bản.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 6:

Từ nội dung văn bản, anh/ chị hãy bảy tỏ suy nghĩ về vai trò của những điểm tựa tinh thần với con người. (Trình bày khoảng 5-7 dòng)

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Bình luận


Bình luận