Câu hỏi:

18/01/2025 29

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

[Lược một đoạn: Được mấy ngày nghỉ, Tâm định về quê thăm thầy mẹ. Nhưng chuyến xe hơi Tâm đi lại chết máy ngay giữa quãng đồng Hoa Lại. Tâm trả triền xe lấy cớ đi thăm người bà con gần đấy. Kỳ thực Tâm muốn qua thăm quê ngoại, làng Đồng Yên, một làng vừa rộng lớn vừa phồn thịnh nhất vùng thời Tâm ở cùng bà ngoại.]

Quá một giờ trưa Tâm mới về đến làng Đồng Yên. Qua khỏi cổng làng, Tâm giật mình đứng dừng lại. Tâm hơi ngạc nhiên và không tin ở cặp mắt mình. Mấy hàng tre bao quanh đình không còn vẻ tươi tốt của thời xưa nữa. Chính cái đình cũng bị hư nát và sập đi một mái. Tâm chắt lưỡi thở dài băn khoăn như người thấy chính nhà mình hư hại. Đường đi hư hỏng nhiều đoạn và không rộng rãi như trước. Cỏ đã lan ra chiếm cả mặt đường và dưới mấy hàng cây rậm lá. Phía ấy trước kia là chợ, nơi tấp nập nhất ở làng. Tâm lắng lặng cất bước về phía ấy, lòng hồi hộp như sợ những cảnh điêu tàn sắp phơi ra trước mắt. Tâm mong gặp một người qua đường để hỏi chuyện. Nhưng Tâm đã lạc vào cảnh không người và chính Tâm lại như bóng ma đang hiện về trong gió chết. Thỉnh thoảng sau đình lại đưa vội ra vài tiếng quạ như cắt đứt bầu trời lặng yên ra nhiều quãng. Tâm cảm thấy lòng mình như nặng trĩu. Trời đất có vẻ u ám và nắng vàng như đọng lại trên tàn cây.

Tâm đi chậm rãi ngửa mặt đón gió mát cho lòng đỡ nặng. Nhưng không may, Tâm chỉ đón thêm những nỗi buồn. Càng về phía chợ, Tâm càng thấy lòng u uất. Phố xá hai bên đường đều hư sập, đen đủi và đầy bụi bặm. Không khí ở đây nặng nề quá gần như không thở nổi. Cái đình chợ đã biến thành một đống vôi gạch đầy rêu cao ụ sụ. Cái rạp hát bằng tranh sập khum khum giữa vườn chuối héo, xa trông như một cụ già gắng bò ra bờ sông uống nước nhưng không bao giờ dậy nổi. Gió như đứng lại, nước không trôi và vẻ sống chung quanh đã từ lâu ngừng trệ. Nỗi buồn cứ nhè nhẹ đi sâu vào lòng Tâm.

Trước cảnh hoang phế, Tâm muốn quên hẳn những cảnh tươi sáng xa xưa và không dám đem ra so sánh. Nhưng trí Tâm cứ vẩn vơ nghĩ đến mãi.

Mặt trời đã cạn dần ánh sáng. Cơn giông bắt đầu rì rầm trên quãng mây xa. Vòm trời hạ thấp xuống và không khí dày đặc thêm lên.

Cảnh chung quanh đã đen tối sẵn lại nặng nề u uất hơn. Tâm lững thững đi lên phía ga để đợi chuyến tàu chiều. Mới rẽ qua con đường cái, Tâm liền gặp ngay một cụ già từ xóm Nứa chống gập đi ra. Tâm mừng rỡ tiến lại đứng bên cạnh chào hỏi:

- Thưa cụ, cụ có biết tại sao làng Đồng Yên lại tiêu điều đến thế này không?

Cụ già ngẩng mặt nhìn Tâm có vẻ kinh ngạc rồi dịu giọng đáp:

- Vì phần nhiều người Đồng Yên là dân đến ở ngụ. Cách đây hai năm, đậu trời (bệnh đậu mùa) tràn ra khắp làng và giết hạn không biết bai nhiêu nhân mạng. Họ lần lượt kéo nhau đi ở nơi khác, nhất là về mạng Trường Sơn.

Cụ già nhìn lên trời rồi với giọng ái ngại nói tiếp:

- Trời sắp mưa rồi đấy, anh đi nhanh chẳng ướt.

Tâm chào cụ già rồi gấp bước đi lên ga Đồng Yên.

[...] Trên con đường dốc lên ga, Tâm đạp đùa trên những ngọn lá bàng khô nghe rôm rốp. Tâm nghi ngờ như tiếng vỡ của chính lòng Tâm.

(Trích Một làng chết, Thanh Tịnh(1), theo https://vanhoc.quehuong.org/viewtruyen.php?cat=13&ID=6828)

Chú thích: (1) Thanh Tịnh (1911 - 1988) là nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của xứ Huế. Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo, đậm đà tình quê hương.

Chỉ ra dấu hiệu xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Ngôi kế: ngôi thứ ba

- Dấu hiệu: người kể chuyện không trực tiếp xuất hiện trong văn bản; các

nhân vật của truyện được gọi bằng tên riêng (Tâm) hoặc danh từ (cụ già).

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Tìm những từ ngữ diễn tả thái độ của Tâm khi vừa qua khỏi cổng làng.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Những từ ngữ diễn tả thái độ của Tâm khi vừa qua khỏi cổng làng: giật mình, hơi ngạc nhiên, không tin vào cặp mắt mình.

Câu 3:

Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: Trên con đường dốc lên ga, Tâm đạp đùa trên những ngọn lá bàng khô nghe rôm rốp. Tâm nghi ngờ như tiếng vỡ của chính lòng Tâm.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Biện pháp tu từ so sánh: Tâm đạp đùa trên những lá bàng khô nghe rôm rốp ... như tiếng vỡ của chính lòng Tâm.

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình gợi cảm khiến lời văn thêm sinh động, hấp dẫn

+ Gợi hình dung rõ nét về tiếng lòng đầy xót xa, vỡ vụn của nhân vật Tâm khi rời quê ngoại.

+ Thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của tác giả với nhân vật

Câu 4:

Nhận xét nghệ thuật trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Tâm được tác giả thể hiện trong đoạn trích.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Truyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật Tâm khi về quê ngoại bắt đầu từ khi về đến lúc ra đi.

- Nhận xét

+ Đặt điểm nhìn ở nhân vật Tâm, nhân vật chính của truyện, giúp người đọc thấy được những biến chuyển tinh tế, sâu sắc diễn ra trong tâm hồn Tâm khi về quê ngoại.

+ Tạo nên tính hấp dẫn cho câu chuyện được kể.

+ Thể hiện tài năng, phong cách riêng của nhà văn.

Câu 5:

Từ chi tiết cái đình được đặc tả trong đoạn trích, gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về sự tác động của bối cảnh thời đại với việc giữ gìn các giá trị văn hóa (Trả lời 5-7 dòng)

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Hình thức: khoảng 5-7 dòng

- Nội dung:

+ Chi tiết cái đình hư hỏng do thời gian, hoàn cảnh biểu tượng cho sự phôi pha của những giá trị văn hóa.

+ Bối cảnh thời đại có mối quan hệ chặt chẽ với việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Câu 2. (4,0 điểm)

Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp (Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng)

Từ góc nhìn của giới trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (600 chữ) về chủ đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Xem đáp án » 18/01/2025 6

Câu 2:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích chủ đề trong đoạn trích truyện Một làng chết của nhà văn Thanh Tịnh ở phần Đọc hiểu.

Xem đáp án » 18/01/2025 5

Câu 3:

Tìm những từ ngữ diễn tả thái độ của Tâm khi vừa qua khỏi cổng làng.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 4:

Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: Trên con đường dốc lên ga, Tâm đạp đùa trên những ngọn lá bàng khô nghe rôm rốp. Tâm nghi ngờ như tiếng vỡ của chính lòng Tâm.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 5:

Nhận xét nghệ thuật trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Tâm được tác giả thể hiện trong đoạn trích.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 6:

Từ chi tiết cái đình được đặc tả trong đoạn trích, gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về sự tác động của bối cảnh thời đại với việc giữ gìn các giá trị văn hóa (Trả lời 5-7 dòng)

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Bình luận


Bình luận