Câu hỏi:
18/01/2025 5Câu 2. (4,0 điểm)
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp (Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng)
Từ góc nhìn của giới trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (600 chữ) về chủ đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo bố cục và dung lượng bài văn nghị luận xã hội Đảm bảo yêu cầu về bố cục và dung lượng (600 chữ) của bài văn. |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. |
0,5 |
c. Viết được bài văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp với bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận * Thân bài - Giải thích: Nhận định của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Việt và khẳng định vai trò của nhân dân trong việc tạo nên sự giàu đẹp đó. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là sử dụng ngôn ngữ một cách đúng đắn, trong sáng, tránh các từ ngữ lai căng không cần thiết, luôn trân trọng và lan tỏa vẻ đẹp của tiếng Việt qua cách diễn đạt lịch thiệp, chân thành và giàu ý nghĩa. - Tại sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? + Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của người Việt Nam. Vì thế, tiếng Việt là linh hồn, là máu thịt của người Việt. + Bối cảnh hội nhập quốc tế vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt, đồng thời vừa đặt tiếng Việt đứng trước nguy cơ bị mai một, lai căng,… - Bàn luận: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng và đẹp đẽ của Tiếng Việt + Thế hệ trẻ cần nhận thức rằng Tiếng Việt là kết quả xây dựng, đấu tranh bảo vệ của bao thế hệ đi trước; mỗi từ, mỗi câu trong Tiếng Việt đều chứa đựng lịch sử và văn hóa, linh hồn của người Việt. + Sử dụng Tiếng Việt một cách chuẩn mực, trong sáng, tránh lai tạp. Mỗi lần viết đúng, nói đúng là mỗi lần góp phần bảo vệ sự trong sáng, đẹp đẽ của Tiếng Việt. + Lan tỏa vẻ đẹp của Tiếng Việt trong mọi môi trường, đặc biệt là môi trường sống. + Thế hệ trẻ, với sức sáng tạo và khát khao thể hiện bản thân, không chỉ gìn giữ mà còn có thể làm cho Tiếng Việt ngày càng phong phú, có thể thổi một làn gió mới vào Tiếng Việt, để ngôn ngữ ấy không chỉ là một di sản mà còn là một dòng chảy mãnh liệt, hòa nhịp cùng bước tiến của thời đại mà vẫn giữ được nét đẹp riêng, không bị hòa tan. - Mở rộng vấn đề, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác. + Giữ gìn sự trong sáng và đẹp đẽ của Tiếng Việt không có nghĩa là từ chối ngôn ngữ của các dân tộc khác, mà là biết chọn lọc và hòa quyện những tinh hoa phù hợp để làm phong phú thêm tiếng nói của mình. + Phê phán những bạn trẻ vô tình làm xấu đi vẻ đẹp của Tiếng Việt qua những câu nói thiếu chuẩn mực, pha tạp ngôn từ lai căng, hoặc thậm chí dùng tiếng mẹ đẻ để nói những lời dung tục. * Kết bài: Khái quát lại vấn đề. |
2,5 |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích chủ đề trong đoạn trích truyện Một làng chết của nhà văn Thanh Tịnh ở phần Đọc hiểu.
Câu 3:
Tìm những từ ngữ diễn tả thái độ của Tâm khi vừa qua khỏi cổng làng.
Câu 4:
Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: Trên con đường dốc lên ga, Tâm đạp đùa trên những ngọn lá bàng khô nghe rôm rốp. Tâm nghi ngờ như tiếng vỡ của chính lòng Tâm.
Câu 5:
Nhận xét nghệ thuật trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Tâm được tác giả thể hiện trong đoạn trích.
Câu 6:
Từ chi tiết cái đình được đặc tả trong đoạn trích, gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về sự tác động của bối cảnh thời đại với việc giữ gìn các giá trị văn hóa (Trả lời 5-7 dòng)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!