Câu hỏi:

18/01/2025 18

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề: Làm thế nào để bản thân luôn là một bản thể?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (đoạn văn khoảng 200 chữ)

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Làm thế nào để bản thân luôn là một bản thể?

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

* Thân đoạn: Bày tỏ suy nghĩ. Có thể như sau:

+ Để bản thân luôn là một bản thể, chúng ta cần:

• Hiểu rõ vai trò, sứ mệnh mình sinh ra trong cuộc đời, luôn chủ động trong việc thể hiện vai trò, sứ mệnh ấy mà không phụ thuộc vào bất cứ ai.

• Chủ động xây dựng kế hoạch, phát huy năng lực của bản thân để khẳng định vai trò, vị trí của mình.

• Yêu bản thân, hài lòng vui vẻ với những gì mình đang có, biết hài hoà giữa năng lực và khát vọng, không mải chạy theo những dục vọng cá nhân mà đánh mất chính mình.

• Sống có lập trường, biết cách nói “không” khi không cần thiết.

+ Dẫn chứng chứng minh.

* Kết đoạn: Bản thể không đồng nghĩa với vị kỉ, bản thể tạo ra cá tính riêng, duy nhất nhưng cái duy nhất ấy phải hoà vào cái chung, xã hội. Chúng ta cần hoà nhập nhưng không được hoà tan. Hãy luôn là một bản thể trên hành trình trở thành những phiên bản tốt hơn của chính mình.

0,5

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5

đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chỉ ra các trích dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích.

Xem đáp án » 18/01/2025 27

Câu 2:

Câu 2 (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, so sánh cách ứng xử của các nhân vật trong hai đoạn truyện sau đây để làm nổi bật giá trị nhân đạo của hai đoạn truyện.

Đoạn truyện (1)

[...] Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tặc lưỡi, nói:

– Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ. 

[...] Sơn ưỡn ngực đáp:

– Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.

Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:

– Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.

Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

– Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Con bé bịu xịu nói:

– Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

– Sao không bảo u mày may cho?

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

– Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

– Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

(Thạch Lam, trích “Gió lạnh đầu mùa”, NXB Hội Nhà văn 2015)

Đoạn truyện (2):

Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:

– Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.

Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.

[…] Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:

– Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?

– Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.

– Vậy mầy được mấy bộ?

– Có một bộ hà.

[...] – Còn mầy?

– Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.

[...] Rồi tới mùng Một, mùng Hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:

– Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.

Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý bé Em. Thiệt đó.

(Nguyễn Ngọc Tư, trích “Áo tết”, nguồn: https://isach.info/)

Xem đáp án » 18/01/2025 13

Câu 3:

Xác định luận đề của văn bản.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 4:

Anh/ Chị hiểu thế nào về nghĩa của từ “bản thể” và “bản sao” được sử dụng trong đoạn trích?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 5:

Nhận xét tác dụng của những bằng chứng được sử dụng trong đoạn trích.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 6:

Câu văn: “Một bản sao thì cố gắng thích nghi với thế giới, nhưng một bản thể thì làm cho thế giới phải theo ý mình”, gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Bình luận


Bình luận