Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 19
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Bạn biết bao nhiêu người xuất chúng với những tính cách nổi bật và duy nhất? Đừng tự biến mình thành một bình hoa di động. Eric Hoffer(*) đã đúng khi nói: “Khi con người được tự do làm việc theo ý mình thì họ thường bắt chước người khác”. Loài người là sinh vật duy nhất từ chối chính bản thân mình.
Đừng tìm kiếm những điều kì diệu. Bạn chính là một điều kì diệu. “Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được tạo nên một cách đáng sợ và tuyệt vời.” (Thi Thiên). Đừng để những người khác lấn át bạn và cũng đừng cố gắng làm theo họ. Không ai có thể là bạn một cách hiệu quả như chính bạn. Khi bạn sử dụng những tài năng mà bạn có, bạn được gọi là người có tài. Một trong những điều khó khăn nhất trong việc bước lên nấc thang danh vọng là phải vượt qua đám đông đầy những bản sao ở phía dưới.
Số lượng những người không biết tận dụng những thế mạnh của mình nhiều hơn những người làm được điều đó. Bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực bạn có khả năng nhất. Bạn không phải được tạo ra để là tất cả mọi thứ đối với tất cả mọi người. Bạn là điều kì diệu lớn lao trên thế giới này.
Hơn 90% những bông hoa trên đời hoặc có mùi khó chịu hoặc chẳng có mùi gì. Nhưng cái chúng ta cần và nhớ mãi lại là bông hoa với mùi hương thơm ngát. Hãy nổi bật! Quá nhiều người đã tạo ra nấm mồ cho cuộc đời mình bằng cách chôn vùi khả năng của chính mình.
Đừng cố gắng sống theo sự mong đợi của ai ngoài đấng tạo hoá. Một bản sao thì cố gắng thích nghi với thế giới, nhưng một bản thể thì làm cho thế giới phải theo ý mình. Bởi vậy, tất cả mọi sự tiến bộ đều phụ thuộc vào những bản thể.
(John Mason, Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao,
Thuý Hằng dịch, NXB Thời đại, 2012, tr.6)
Chú thích: Eric Hoffer* (1902-1983): Triết gia người Mỹ.
Câu 7:
Câu 2 (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, so sánh cách ứng xử của các nhân vật trong hai đoạn truyện sau đây để làm nổi bật giá trị nhân đạo của hai đoạn truyện.
Đoạn truyện (1)
[...] Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tặc lưỡi, nói:
– Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
[...] Sơn ưỡn ngực đáp:
– Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
– Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
– Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?
Con bé bịu xịu nói:
– Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
– Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
– Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
– Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
(Thạch Lam, trích “Gió lạnh đầu mùa”, NXB Hội Nhà văn 2015)
Đoạn truyện (2):
Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:
– Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.
Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.
[…] Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:
– Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?
– Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.
– Vậy mầy được mấy bộ?
– Có một bộ hà.
[...] – Còn mầy?
– Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.
[...] Rồi tới mùng Một, mùng Hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:
– Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.
Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý bé Em. Thiệt đó.
(Nguyễn Ngọc Tư, trích “Áo tết”, nguồn: https://isach.info/)
Câu 2 (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, so sánh cách ứng xử của các nhân vật trong hai đoạn truyện sau đây để làm nổi bật giá trị nhân đạo của hai đoạn truyện.
Đoạn truyện (1)
[...] Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tặc lưỡi, nói:
– Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
[...] Sơn ưỡn ngực đáp:
– Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
– Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
– Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?
Con bé bịu xịu nói:
– Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
– Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
– Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
– Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
(Thạch Lam, trích “Gió lạnh đầu mùa”, NXB Hội Nhà văn 2015)
Đoạn truyện (2):
Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:
– Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.
Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.
[…] Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:
– Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?
– Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.
– Vậy mầy được mấy bộ?
– Có một bộ hà.
[...] – Còn mầy?
– Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.
[...] Rồi tới mùng Một, mùng Hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:
– Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.
Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý bé Em. Thiệt đó.
(Nguyễn Ngọc Tư, trích “Áo tết”, nguồn: https://isach.info/)
0 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%