Câu hỏi:

21/02/2025 22

Thí nghiệm sau đây được thực hiện để nghiên cứu quá trình hô hấp của hạt nảy mầm và tác động của quá trình này đến lượng O₂ trong môi trường kín, các bước thí nghiệm như sau:

Bước 1: Xác định vật liệu, phương pháp tiến hành, bố trí thí nghiệm và dự kiến kết quả.

Bước 2: Chuẩn bị hai bình thí nghiệm:

Bình a: Chứa hạt nảy mầm.

Bình b: Chứa hạt đã chết (được xử lý bằng nước sôi để loại bỏ khả năng hô hấp, dùng làm đối chứng).

Bước 3: Cố định một ngọn nến nhỏ bằng dây kim loại trong mỗi bình, thắp sáng nến và sau đó đậy kín nắp bình để tạo môi trường kín trong.

Bước 4: Sau 2 giờ lần lượt mở nút của các bình và đưa nến đang cháy vào mỗi bình. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở Hình 4. Quan sát và ghi nhận hiện tượng: Ở bình a (hạt nảy mầm): Theo dõi thời gian nến tắt, ở bình b (hạt đã chết): Theo dõi hiện tượng nến tiếp tục cháy.

Bước 5: So sánh thời gian duy trì sự cháy của nến giữa hai bình.

a) Trong báo cáo thí nghiệm có thể trình bày những nội dung: Mục tiêu thí nghiệm, phương pháp tiến hành, kết luận về sự tiêu thụ O₂ trong quá trình hô hấp của hạt nảy mầm, có thể bỏ qua việc quan sát được hiện tượng xảy ra ở mỗi bình.

Sách mới 2k7: Sổ tay Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 30k).

Sổ tay Toán-lý-hóa Văn-sử-đia Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Sai.

Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi bình là phần quan trọng trong báo cáo thí nghiệm, vì đây là cơ sở trực tiếp để kết luận về sự tiêu thụ O₂ và vai trò của hô hấp. Việc bỏ qua quan sát hiện tượng sẽ làm mất tính thuyết phục của kết luận.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

b) Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp ở thực vật đã tiêu thụ O₂ và ảnh hưởng đến sự cháy của ngọn nến.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đúng.

Thí nghiệm này minh họa rằng hạt nảy mầm thực hiện hô hấp, tiêu thụ O₂, làm giảm lượng O₂ trong bình và ảnh hưởng đến hiện tượng cháy của nến.

Câu 3:

c) Hạt nảy mầm trong bình a thực hiện quá trình hô hấp, tiêu thụ O₂, làm nồng độ oxy trong bình giảm dần theo thời gian.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đúng.

Hạt nảy mầm thực hiện hô hấp và liên tục tiêu thụ O₂ trong bình dẫn đến sự giảm dần nồng độ oxy theo thời gian.

Câu 4:

d) Hoạt động hô hấp ở các hạt nảy mầm trong bình b đã giải phóng O₂ nên nến tiếp tục cháy.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Sai.

Hạt trong bình b là hạt đã chết, không thực hiện quá trình hô hấp, không tiêu thụ O₂ và cũng không giải phóng O₂è Nến tiếp tục cháy.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

a) Ở trạng thái không đột biến và vắng mặt chất X, cả ba enzyme (E1, E2, E3) được tổng hợp ở mức độ cực đại.

Xem đáp án » 21/02/2025 38

Câu 2:

a) Cóc là sinh vật tiêu thụ bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng Z.

Xem đáp án » 21/02/2025 28

Câu 3:

a) Quy luật di truyền chi phối tính trạng màu sắc hạt là tương tác cộng gộp.

Xem đáp án » 21/02/2025 26

Câu 4:

Cây phát sinh chủng loại thể hiện điều gì?

Xem đáp án » 21/02/2025 21

Câu 5:

Hình 8 là lưới thức ăn ở một hệ sinh thái biển. Biết rằng, sản lượng của thực vật là 210 kcal/m²/năm. Nếu hiệu suất sinh thái giữa phần sản lượng của sinh vật tiêu thụ với sản lượng của mỗi loài thức ăn tương ứng đều là 10%, thì sản lượng của cáo là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).

 Có bao nhiêu mối quan hệ tiêu thụ trực tiếp trong lưới thức ăn trên? (ảnh 1)

Hình 8

Có bao nhiêu mối quan hệ tiêu thụ trực tiếp trong lưới thức ăn trên?

Xem đáp án » 21/02/2025 16

Câu 6:

Biện pháp nào sau đây giúp phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi?

Xem đáp án » 21/02/2025 12

Bình luận


Bình luận