Câu hỏi:

03/03/2025 3,787 Lưu

Nón Huế là một hình nón có đường kính đáy bằng \[40\,\,{\rm{cm,}}\] độ dài đường sinh là \[30\,\,{\mathop{\rm cm}\nolimits} \]. Người ta lát mặt xung quanh hình nón bằng ba lớp lá khô. Tính diện tích lá cần dùng để tạo nên một chiếc nón Huế như vậy (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị với đơn vị \[{\rm{c}}{{\rm{m}}^2}).\]

Nón Huế là một hình nón có đường kính đáy bằng \[40\,\,{\rm{cm,}}\] độ dài đường sinh là \[30\,\,{\mathop{\rm cm}\nolimits} \]. Người ta lát mặt xung quanh hình nón bằng ba lớp lá khô. Tính d (ảnh 1)

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn giải

Đáp số: 5656.

Chiếc nón Huế là một hình nón có đường kính đáy

\(d = 40\,\,{\rm{cm}}\) nên độ dài bán kính đáy là:

\(R = \frac{d}{2} = \frac{{40}}{2} = 20\,\,\left( {{\rm{cm}}} \right)\).

Độ dài đường sinh \(l = 30\,\,cm\).

Diện tích xung quanh của hình nón này là: \[S = \pi Rl = \pi \cdot 20 \cdot 30 = 600\pi \,\,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}} \right)\].

Vì người ta lợp nón bằng 3 lớp lá, nên diện tích lá cần dùng để tạo nên một chiếc nón Huế sẽ là:

\(600\pi \cdot 3 = 1800\pi \approx 5655\,\,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}} \right)\).

Vậy diện tích lá cần dùng để tạo nên một chiếc nón Huế khoảng \(5655\,\,{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}.\)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Hướng dẫn giải

Cho đường tròn   ( O )   đường kính   A B .   Gọi   H   là điểm nằm giữa   O   và   B .   Kẻ dây   C D   vuông góc với   A B   tại   H .   Trên cung nhỏ   A C   lấy điểm   E   bất kỳ   ( E   khác   A   và   C ) .   Kẻ   C K   vuông góc với   A E   tại   K .   Đường thẳng   D E   cắt   C K   tại   F . (ảnh 1)

a) Vì \(CK \bot AK\) nên \(\widehat {AKC} = 90^\circ .\) Vì \(CH \bot AB\) tại \[H\] nên \(\widehat {AHC} = 90^\circ .\)

Gọi \(I\)là trung điểm \(AC\).

\(\Delta AKC\)có \(KI\) là trung tuyến ứng với cạnh huyền \(AC\) nên \(KI = OA = OC = \frac{1}{2}AC.\)

\(\Delta AHC\) có \(HI\) là trung tuyến ứng với cạnh huyền\(AC\) nên \(HI = IA = IC = \frac{1}{2}AC.\)

Do đó \(IA = IK = IC = IH.\)

Vậy bốn điểm

\(A,\,\,H,\,\,C,\,\,K\) cùng nằm trên cùng một đường tròn tâm \(I\) hay tứ giác \[AHCK\] nội tiếp.

b) Vì \[AHCK\] là tứ giác nội tiếp nên \(\widehat {CHK} = \widehat {CAK} = \widehat {CAE}\) (góc nội tiếp cùng chắn cung \[KC).\]

Lại có \[ADCE\]nội tiếp nên \(\widehat {CAE} = \widehat {CDE}\) (góc nội tiếp cùng chắn cung \[EC).\]

Từ đó suy ra \(\widehat {CHK} = \widehat {CDE}\) nên \(HK\,{\rm{//}}\,DE\) (đpcm).

Do \(HK\,{\rm{//}}\,DE\), mà \[H\] là trung điểm \[CD\] (quan hệ vuông góc của đường kính \[AB\] với dây \[CD\] tại \[H).\]

Suy ra \[HK\] là đường trung bình của tam giác \[CDF\] nên \[K\] là trung điểm \[FC\].

Tam giác \[AFC\] có \[AK\] là đường cao đồng thời cũng là trung tuyến.

Do đó tam giác \[CAF\]là tam giác cân tại \[K\] (đpcm).

c) Tam giác \[FAC\] cân tại \[A\] nên \[AF = AC.\]

Dễ thấy tam giác \[ACD\] cân tại \[A\] nên \[AC = AD\].

Từ đó suy ra \[AF = AD\] hay tam giác \[AFD\] cân tại \[A\], hạ \[DI \bot AF\] .

Ta có \({S_{AFD}} = \frac{1}{2}DI \cdot AF = \frac{1}{2}DI \cdot AC\).

Do \[AC\] không đổi nên \({S_{AFD}}\) lớn nhất khi và chỉ khi \[DI\] lớn nhất.

Trong tam giác vuông \[AID\] ta có:

\(ID \le AD = AC\) hay \({S_{AFD}} = \frac{1}{2}DI \cdot AF = \frac{1}{2}DI \cdot AC \le \frac{{A{C^2}}}{2}\).

Dấu xảy ra khi và chỉ khi \(I \equiv A\), khi đó \[\widehat {DAF} = 90^\circ \] nên tam giác \[ADF\] vuông cân tại \[A\], suy ra \(\widehat {EBA} = \widehat {EDA} = 45^\circ \) hay \[E\] là điểm chính giữa cung \[AB.\]

Vậy để diện tích tam giác \[ADF\] lớn nhất thì \[E\] là điểm chính giữa cung \[AB.\]

Lời giải

Hướng dẫn giải

1. a) Tần số tương đối của các nhóm lần lượt là: \[{f_1} = \frac{{20}}{{100}} \cdot 100\% = 20\% \]; \[{f_2} = \frac{{15}}{{100}} \cdot 100\% = 15\% \];

\[{f_3} = \frac{{25}}{{100}} \cdot 100\% = 25\% \];\[{f_4} = \frac{{30}}{{100}} \cdot 100\% = 30\% \]; \[{f_5} = \frac{{10}}{{100}} \cdot 100\% = 10\% \]

b) Bảng tần số tương đối của mỗi nhóm

Nhóm

\[\left[ {36\,;\,38} \right)\]

\[\left[ {38\,;40} \right)\]

\[\left[ {40\,;42} \right)\]

\[\left[ {42\,;\,44} \right)\]

\[\left[ {44\,;46} \right)\]

Tần số tương đối \[\left( n \right)\]

\[20\]

\[15\]

\[25\]

\[30\]

\[10\]

Biểu đồ cột của mẫu số liệu ghép nhóm:

Sau khi điều tra về số học sinh trong   100   lớp học (đơn vị: học sinh), người ta có bảng tần số ghép nhóm như ở bảng sau:  Nhóm  [ 36 ; 38 )    [ 38 ; 40 )    [ 40 ; 42 )    [ 42 ; 44 )    (ảnh 1)

2. a) Số cách viết chữ số hàng trăm là 9 cách (các số từ 1 đến 9).

Số cách viết chữ số hàng chục là 10 cách (các số từ 0 đến 0).

Số cách viết các chữ hàng đơn vị để là số chẵn 5 cách (các số 0; 2; 4; 6; 8).

Vậy số phần tử của tập hợp \(\Omega \) là: \(9.10.5 = 450\) (phần tử)

b) Các số là bội của 11 là \(\left\{ {110\,;\,\,132\,;\,\,154\,;\,\, \ldots ;\,\,990} \right\}\).

Số phần tử tập hợp các số chia hết cho 11 gồm 3 chữ số chẵn là \(\left( {990 - 110} \right):22 + 1 = 41\).

Xác suất để số viết ra là số chia hết cho 11 là \(\frac{{41}}{{450}}\).

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP