Câu hỏi:
11/03/2025 284Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Có hai người hát ru em bé trong đoạn thơ này. Người thứ nhất là tác giả. Bảy dòng thơ đầu là lời nhà thơ nói với em bé. Cu Tai còn nhỏ quá, cụ Tai đang ngon giấc trong chiếc địu trên tấm lưng ấm mềm của mẹ - một bà mẹ người dân tộc miền Tây Thừa Thiên những năm đánh Mỹ. Cu Tai chưa thể biết những gì đang diễn ra xung quanh em. Và nhà thơ đã thầm kể cho em biết điều ấy: “Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội... Mồ hôi mẹ rơi, má em nóng hổi..”. Đó là công việc bình thường của mẹ, của buôn làng những tháng năm gian khổ. Mai này đất nước thanh bình và em đã lớn lên, rất có thể em sẽ thấy nỗi vất vả của mẹ hôm nay hiện về như một câu chuyện cổ tích! Còn bây giờ, trong cái nhìn của nhà thơ, nét cổ tích ấy đang là điều có thật: “Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng... Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối. Lưng đưa nôi..”. Những giọt mồ hôi và đôi vai gầy của mẹ, cả giấc ngủ không yên bình của em - một “giấc ngủ nghiêng” trên lưng mẹ đang nhịp theo những nhịp chày giã gạo - gợi lên cho người đọc niềm thương cảm sâu xa. Những câu thơ thật hay không chỉ vì nó nặng tình, mà bởi nó còn được diễn đạt theo cách nói, cách nhìn độc đáo, đậm màu sắc miền núi.
Người thứ hai hát ru em bé là người mẹ. “Tim hát thành lời” thì có thể đó là những câu hát ru ta nghe được, nhưng cũng có thể chỉ là những câu hát mà nhà thơ cảm thấy đang rung lên trong tâm trí người mẹ. Điều ấy không quan trọng. Cái đáng nói là ở đây, tình thương và mơ ước của người mẹ đã được gửi gắm trọn vẹn cho đứa con sau lưng, nối nhịp cầu giữa hôm nay và mai sau. “Mẹ thương A Kay mẹ thương bộ đội”, nói như thế là đủ hiểu tấm lòng của người mẹ, đủ cắt nghĩa cho công việc mẹ đang làm. Thần thái của lời hát ru dồn vào hai câu cuối, làm bừng sáng cả đoạn thơ: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần/Mai sau con lớn vung chày lún sân”. Mẹ sẵn sàng gánh chịu mọi gian khổ để con được sống với những giấc mơ đẹp. Giấc mơ ấy cũng chính là khát vọng hiện tại của mẹ - giấc mơ về sự no ấm thanh bình, về sức vóc thần thoại làm thay đổi cuộc sống. Hình như người mẹ đã tựa vào giấc mơ của đứa con bé bỏng để tìm thêm sinh lực cho mình. Nhịp chày của mẹ cũng từ đó mà thêm “lún sâu”, những hạt gạo dưới tay mẹ cũng từ đó mà mau chóng hiện ra “trắng ngần”... Ý thơ mở ra bất ngờ và thoáng đãng.
Hãy lưu ý cách ngắt nhịp, điệp từ và gieo vần của bốn dòng thơ cuối.
Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
Nó tạo nên một nhạc điệu tự nhiên, có thể dễ dàng hát lên. Đây là một đoạn thơ rất giàu tính tạo hình và tính nhạc.
(Trần Hòa Bình)
(Nhiều tác giả, Thơ với lời bình, tập 2, NXB Giáo dục, 1996)
-------------------------------
* Trần Hoà Bình (1956-2008) sinh tại Hà Tây, ông là nhà báo, nhà giáo và nhà thơ. Ông còn là chuyên gia tâm lý sâu sắc và hóm hỉnh với những lời gỡ rối tâm tình giúp độc giả với bút danh Tầm Thư. Và chỉ với bài thơ Thêm một, Trần Hoà Bình đã là một thi sĩ tài hoa trên thi đàn Việt Nam đương đại.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Luận đề: Có hai người hát ru em bé trong bài thơ này.
- Cách vào đề: vào trực tiếp, nằm trong luận điểm 1 (không giới thiệu, không dẫn dắt).
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
- Gồm 3 luận điểm chính:
+ Người hát ru thứ nhất là tác giả.
+ Người thứ hai hát ru em bé là người mẹ.
+ Đặc sắc (ngắt nhịp, điệp từ và gieo vần) của khổ thơ cuối bài.
Câu 3:
Đọc luận điểm 1 (đoạn văn bản đầu tiên) và trả lời các câu hỏi a, b, c sau đây.
a) Xác định câu chứa luận điểm và vị trí, vai trò của nó trong luận điểm.
b) Luận điểm gồm mấy luận cứ? Luận cứ nào đóng vai trò chính?
c) Câu: Những câu thơ thật hay không chỉ vì nó nặng tình, mà bởi nó còn được diễn đạt theo cách nói, cách nhìn độc đáo, đậm màu sắc miền núi thể hiện điều gì?Lời giải của GV VietJack
a. Câu chứa luận điểm và vị trí, vai trò.
- Câu: Người thứ nhất là tác giả, đứng vị trí thứ hai trong luận điểm.
Vai trò: thông báo nội dung chính của toàn luận điểm (nội dung, tác dụng của lời ru thứ nhất).
b. Gồm các luận cứ:
+ Cu Tai còn nhỏ (chưa biết về cuộc sống đang diễn ra).
+ Nội dung lời ru của tác giả (là luận cứ chính).
+ Tác dụng của lời ru thứ nhất.
c. Thể hiện đánh giá của tác giả về hình thức độc đáo của lời ru thứ nhất (diễn đạt theo cách nói, cách nhìn độc đáo, đậm màu sắc miền núi).
Câu 4:
Đọc luận điểm 2 (đoạn văn bản 2) và trả lời các câu hỏi a,b,c sau đây.
a) Vì sao tác giả khẳng định: Cái đáng nói là ở đây, tình thương và mơ ước của người mẹ đã được gửi gắm trọn vẹn cho đứa con sau lưng, nối nhịp cầu giữa hôm nay và mai sau?
b) Em chọn dẫn chứng từ bài thơ phù hợp với nhận định của tác giả: Giấc mơ ấy cũng chính là khát vọng hiện tại của mẹ - giấc mơ về sự no ấm thanh bình, về sức vóc thần thoại làm thay đổi cuộc sống.
c) Nhận xét cách đưa dẫn chứng và tác dụng của chúng trong luận điểm 2 này.
Lời giải của GV VietJack
a. Vì tác giả khẳng định căn cứ vào những câu thơ bộc lộ cảm xúc trực tiếp cảm xúc của người mẹ trong lời ru của mình:
Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói/Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.
- Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.../Mai sau con lớn làm người Tự Do...
b. Dẫn chứng phù hợp:
- Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
- Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ... làm người tự do.
c. Tác giả dùng chủ yếu dẫn chứng trực tiếp để minh họa cho những lí lẽ (nhân định, phân tích trước đó).
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
- HS tự trả lời.
Gợi ý: Tính nhạc của lời ru qua điệp ngữ, cách ngắt nhịp; tính tạo hình ở hình ảnh hạt gạo trắng ngần, con lớn vung chày lún sân).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn nghị luận (khoảng 150 chữ) phân tích nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ sau:
XUÂN TRONG
(Trương Thiếu Huyền)
Xanh lặng lẽ đến vàng không hay
Xuân chưa cầm đã xa tầm tay
Ơ mình đây hay là kẻ khác
Muốn ngược đường tắt đi tìm mây bay
Ta say thì hoa, xuân say thì nhớ
Bao nhiêu con đường chờ mặt trời mọc
Gió còn than thở để cho đêm dài
Bao nhiêu hội mở hẹn về giêng hai
Dù là hạt lép cũng mơ nẩy mầm
Hoa dẫu không tên vẫn cần mùa thắm
Xuân may áo vỗ về cay đắng
Đắng cay giờ đã biêng biếc lộc xuân.
(Gia Dũng, Thơ Việt Nam 1945 – 2000. NXB Lao động, 2000)
Câu 2:
Viết bài luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau:
“Thay vì suy nghĩ một mình, nếu hai người cùng suy nghĩ sẽ đưa ra được ba ý kiến; Cùng đặt câu hỏi, tìm đáp án sẽ đạt nhiều kết quả hơn so với việc suy nghĩ một mình.”
(Soon Doc Ryu, Phương pháp đọc sáng tạo của người Do Thái. NXB Hồng Đức, 2023)
Câu 4:
Đọc luận điểm 1 (đoạn văn bản đầu tiên) và trả lời các câu hỏi a, b, c sau đây.
a) Xác định câu chứa luận điểm và vị trí, vai trò của nó trong luận điểm.
b) Luận điểm gồm mấy luận cứ? Luận cứ nào đóng vai trò chính?
c) Câu: Những câu thơ thật hay không chỉ vì nó nặng tình, mà bởi nó còn được diễn đạt theo cách nói, cách nhìn độc đáo, đậm màu sắc miền núi thể hiện điều gì?Câu 5:
Đọc luận điểm 2 (đoạn văn bản 2) và trả lời các câu hỏi a,b,c sau đây.
a) Vì sao tác giả khẳng định: Cái đáng nói là ở đây, tình thương và mơ ước của người mẹ đã được gửi gắm trọn vẹn cho đứa con sau lưng, nối nhịp cầu giữa hôm nay và mai sau?
b) Em chọn dẫn chứng từ bài thơ phù hợp với nhận định của tác giả: Giấc mơ ấy cũng chính là khát vọng hiện tại của mẹ - giấc mơ về sự no ấm thanh bình, về sức vóc thần thoại làm thay đổi cuộc sống.
c) Nhận xét cách đưa dẫn chứng và tác dụng của chúng trong luận điểm 2 này.
Câu 6:
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án- Đề 4
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 7)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD&ĐT Đồng Nai có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận