Câu hỏi:
30/03/2025 74Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của các khí O2,CO2,CO đến nhịp tim của chuột, một số bước sau đã được thực hiện:
- Bước 1: Xác định vật liệu, phương pháp, bố trí thí nghiệm, kết quả dự kiến.
- Bước 2: Chọn các con chuột đực 10 tuần tuổi khỏe mạnh, đồng đều về kích thước, khối lượng.
Chuẩn bị bốn buồng thí nghiệm có áp suất mỗi loại khí (mmHg) khác nhau được thể hiện ở Bảng 1. Trong đó, Buồng I chứa không khí tiêu chuẩn (đối chứng).
Bảng 1
Loại khí |
Buồng I |
Buồng II |
Buồng III |
Buồng IV |
O2 |
159 |
126 |
159 |
159 |
CO2 |
0,3 |
0,3 |
8 |
0,3 |
CO |
0 |
0 |
0 |
0,4 |
- Bước 3: Đo nhịp tim của chuột bằng thiết bị cảm biến.
- Bước 4: Chọn 40 con chuột có nhịp tim tương đương nhau và chia đều thành 4 nhóm. Đưa mỗi nhóm chuột vào từng buồng thí nghiệm.
- Bước 5: Sau 15 phút, đo nhịp tim của chuột trong mỗi buồng thí nghiệm.
a) Bước 1 thể hiện việc lập kế hoạch nghiên cứu.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đúng
Bước 1: Xác định vật liệu, phương pháp, bố trí thí nghiệm, kết quả dự kiến.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
b) Để xác định ảnh hưởng của khí CO, cần tiến hành bước tiếp theo là so sánh kết quả đo nhịp tim của chuột ở Buồng II và Buồng IV.
Lời giải của GV VietJack
Sai
Không thể so sánh ảnh hưởng của khí \[C{O_2}\]khi đo nhịp tim của chuột ở buồng II và buồng IV (hàm lượng khí Oxygen ở 2 buồng là khác nhau).
Câu 3:
c) Chuột ở Buồng III sẽ không có sự sai khác về nhịp tim đo được ở bước 3 và ở bước 5.
Lời giải của GV VietJack
Sai
Vì ở buồng III, nồng độ khí \[C{O_2}\] tăng lên gấp khoảng 20 lần → nồng độ \[C{O_2}\] trong máu tăng → kích thích các thụ thể hoá học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh → Kích thích hệ thần kinh giao cảm → Tăng nhịp tim và tăng cường hô hấp.
Câu 4:
d) Nếu sử dụng chuột bị hỏng thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh làm đối tượng thí nghiệm thì nhịp tim của chuột trong Buồng I và Buồng II sẽ không có sự sai khác.
Lời giải của GV VietJack
Đúng
Khi sử dụng chuột bị hỏng thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh làm đối tượng thí nghiệm ở buồng II không cảm nhận được sự thay đổi nồng độ các loại khí
→ Nhịp tim của chuột trong Buồng I và Buồng II sẽ không có sự sai khác.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hình 10 cho thấy số lượng cá thể của các loài trong một quần xã thực vật ở đồng cỏ, trong đó chỉ có một loài ưu thế. Độ phong phú của loài ưu thể gấp bao nhiêu lần giá trị trung bình của độ phong phủ của tất cả các loài trong quần xã? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Câu 2:
a) Mối quan hệ sinh thái giữa loài chim và loài chuột là cạnh tranh khác loài.
Câu 3:
a) Các phép lai nhằm mục đích xác định cơ chế di truyền chi phối các tính trạng.
Câu 4:
Loài cỏ Spartina alternaflora (2n = 62) giao phấn với loài cỏ Smaritima (2n = 60) tạo ra cây lai (61 NST). Từ cây lai này đã hình thành nên loài mới là Sanglica hữu thụ. Nhận định nào sau đây là đúng?
Câu 5:
Hình 8 cho thấy các loại giao tử chứa NST 14, 21 và 14/21 có thể được tạo thành từ các tế bào sinh trứng ở một người phụ nữ bị đột biến chuyển đoạn Robertson (một phần của NST 21 gắn vào NST 14). Loại giao tử nào trong Hình 8 kết hợp với giao tử đực bình thường tạo thành hợp tử có các cặp NST 14 và 21 bình thường?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận