Câu hỏi:

07/04/2025 16

Trong quy trình tách chiết DNA, việc sử dụng nước chiết dứa và nước rửa bát có tác dụng

A. kết tủa DNA.                                                  

B. nhận biết DNA.

C. tách DNA ra khỏi nhân, ti thể hoặc lục lạp.        

D. loại bỏ các thành phần không mong muốn.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

Trong quy trình tách chiết DNA, việc sử dụng nước chiết dứa và nước rửa bát có tác dụng loại bỏ các thành phần không mong muốn:

- Do DNA tồn tại trong nhân tế bào nên để tách chiết được DNA ra khỏi tế bào, cần phá vỡ mô để tách rời các tế bào và phá hủy thành tế bào bằng việc nghiền mẫu vật trong cối hoặc trong máy xay; phá hủy màng tế bào, màng nhân bằng các dung dịch tẩy rửa hòa tan lipid nhằm giải phóng dịch nhân tế bào vào dung dịch chiết xuất.

- Trong tế bào, DNA liên kết với nhiều protein (như histone, các protein điêu hòà và phiên mã), nên cần loại bỏ các protein bằng enzyme phân giải protein là protease (có trong nước ép dứa tươi) để phân cắt chuỗi polypeptide thành các amino acid đơn phân hoặc đoạn peptide nhỏ, dung dịch lúc này chỉ còn các đại phân tử DNA và RNA.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tại sao dung dịch diphenylamine có thể được sử dụng để nhận biết sự có mặt của DNA?

Xem đáp án » 07/04/2025 13

Câu 2:

Để tách chiết DNA ra khỏi tế bào, người ta cần phá bỏ

A. nhân tế bào và lưới nội chất.

B. màng nhân và màng sinh chất.

C. ti thể và lục lạp.

D. ribosome và peroxisome.

Xem đáp án » 07/04/2025 12

Câu 3:

Sau khi kết tủa DNA, người ta sử dụng hóa chất nào để kiểm tra sự có mặt của DNA?

A. Cồn ethanol 70 %.    

B. Diphenylamine.    

C. Dịch chiết nước dứa.    

D. Nước rửa bát.

Xem đáp án » 07/04/2025 11

Câu 4:

Hóa chất nào sau đây được sử dụng để kết tủa DNA?

A. Cồn ethanol 70%.

B. Diphenylamine.

C. Dịch chiết nước dứa.

D. Nước rửa bát.

Xem đáp án » 07/04/2025 10

Câu 5:

Để tách chiết DNA ra khỏi tế bào, người ta tiến hành các bước sau:

(1) Rót dịch chiết mô vào cốc thủy tinh, sau đó, cho thêm vào cốc thủy tinh 30 mL nước rửa bát (hỗn hợp A). Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều hỗn hợp A rồi để yên trong thời gian 10 - 15 phút.

(2) Dùng pipette hút 5 mL hỗn hợp A cho vào ống nghiệm, sau đó, cho thêm vào ống nghiệm 1 mL dịch chiết nước dứa (hỗn hợp B). Dùng đũa thủy tinh khuấy thật nhẹ hỗn hợp B rồi để yên ống nghiệm trên giá đỡ trong thời gian 30 phút.

a) Trong dịch chiết nước dứa có enzyme bromelain có tác dụng phân cắt protein thành các đoạn peptide nhỏ để loại protein ra khỏi DNA.

b) Nếu chỉ sử dụng dịch chiết nước dứa vẫn có thể tách được DNA ra khỏi tế bào một cách hiệu quả.

c) Việc sử dụng dịch chiết nước dứa và nước rửa bát có tác dụng phá huỷ màng nhân, màng sinh chất và thành tế bào.

d) Tuỳ theo mẫu vật được sử dụng, người ta có thể không cần sử dụng dịch chiết nước dứa.

Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về quy trình trên?

Xem đáp án » 07/04/2025 10

Câu 6:

Ở tế bào nhân thực, DNA tồn tại trong cấu trúc nào sau đây?

A. Lưới nội chất hạt.

B. Lưới nội chất trơn.

C. Nhân tế bào.

D. Lysosome.

Xem đáp án » 07/04/2025 7