Câu hỏi:

07/04/2025 7

Lập bảng phân biệt hệ gene của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Tiêu chí

Sinh vật nhân sơ

Sinh vật nhân thực

Sự phân bố của gene

Trên DNA vùng nhân và DNA plasmid.

Trên nhiễm sắc thể trong nhân tế bào, trong ti thể và lục lạp.

Vai trò của gene

Phần lớn mã hóa cho các phân tử RNA hoặc protein; một số ít trình tự DNA làm nhiệm vụ điều hòa.

Phần lớn không mã hóa cho các phân tử RNA hoặc protein; DNA chứa nhiều trình tự nucleotide có chức năng điều hòa.

Cấu trúc của gene

Vùng mã hóa của gene cấu trúc không chứa các đoạn intron.

Vùng mã hóa của các gene cấu trúc có chứa các đoạn intron.

Câu trúc operon

Các gene liên quan về chức năng thường tập trung thành operon.

Không có operon.

 

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Công nghệ DNA tái tổ hợp là quy trình kĩ thuật dựa trên nguyên lí

A. tái tổ hợp DNA.                

B. tái tổ hợp gene.

C. tái tổ hợp nhiễm sắc thể.  

D. tái tổ hợp vật chất di truyền.

Xem đáp án » 07/04/2025 11

Câu 2:

Cho các thông tin sau về đột biến gene:

(1) Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế nucleotide thường làm thay đổi ít nhất thành phần amino acid của chuỗi polypeptide do gene đó tổng hợp.

(2) Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gene là như nhau.

(3) Khi các base dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi DNA thì thường làm phát sinh đột biến gene dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotide.

(4) Bệnh ung thư có thể là do các đột biến điểm xuất hiện trong một trình tự điều hòa gene hay ngay trong một gene tiền ung thư.

(5) Đột biến gene làm biến đổi sản phẩm của gene thành một protein có hoạt tính mạnh hơn hoặc trở nên bền vững hơn trong quá trình phân giải so với protein bình thường là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư.

Trong các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin không chính xác?

A. 1.  

B. 4.  

C. 2.  

D. 3.

Xem đáp án » 07/04/2025 9

Câu 3:

Để chuyển gene vào cơ thể thực vật, vector được sử dụng phổ biến là Ti plasmid (Tumor inducing plasmid). Quá trình tạo thực vật chuyển gene nhờ Ti plasmid được mô tả trong Hình 4.3. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về phương pháp này?

Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về phương pháp này? (ảnh 1) 

a) Trong phương pháp này, gene cần chuyển có thể tích hợp vào hệ gene của tế bào chủ là nhờ hoạt động của T-DNA.

b) Việc T-DNA tách ra và gắn với DNA trong nhân tế bào đảm bảo T-DNA được giữ ổn định trong hệ gene của tế bào chủ.

c) Để tạo vector tái tổ hợp, cần sử dụng các loại enzyme cắt giới hạn và enzyme ligase khác nhau và đặc trưng cho tế bào vi khuẩn cũng như tế bào thực vật.

d) Gene cần chuyển có thể được gắn lên bất kì vị trí nào của Ti plasmid.

Xem đáp án » 07/04/2025 9

Câu 4:

Trong cấu tạo của phân tử hemoglobin (Hb) bình thường, nguyên tố sắt liên kết với histidine ở vị trí 58 của chuỗi α và histidine ở vị trí 63 của chuỗi B. Chức năng vận chuyển oxygen của Hb được thực hiện nhờ sự có mặt của sắt hóa trị II trong phân tử. Trong cơ thể người luôn có khuynh hướng biến đổi sắt hoá trị II thành sắt hóa trị III và chuyển Hb thành dạng MetHb (Methemoglobin) cản trở sự liên kết của oxygen khí quyển. Có hai loại methemoglobin huyết: mắc phải và bẩm sinh. Ở người bình thường, MetHb trong cơ thể có thể được khử thành Hb nhờ enzyme đặc hiệu methemoglobin reductase, nhờ sự xúc tác của enzyme này mà sắt hóa trị III của MetHb tiếp nhận điện tử và trở lại sắt hóa trị II của Hb. Điều này chứng tỏ MetHb ở người có thể xảy ra do hai nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân 1: Do thiếu enzyme methemoglobin reductase, do đó MetHb không chuyển thành Hb gây nên triệu chứng xanh tím và rối loạn oxygen hoá tế bào.

- Nguyên nhân 2: Do biến đổi cấu trúc của phân tử Hb, histidine ở vị trí 58 của chuỗi α bị thay thế bởi tyrosine hình thành HbM Boston, hoặc histidine ở vị trí 63 của chuỗi β bị thay thế bởi tyrosine hình thành HbM Saskatoon. Bình thường, trong phân tử Hb, histidine liên kết với sắt, nếu amino acid này bị thay thế bởi tyrosine, mối liên kết giữa Hb với nguyên tố sắt bị rối loạn gây cản trở chức năng vận chuyển oxygen của Hb.

a) Bằng hiểu biết của em về cơ chế phát sinh biến dị di truyền ở cấp độ phân tử, hãy cho biết nguyên nhân nào đã dẫn đến việc MetHb không chuyển thành Hb.

b) "Do biến đổi cấu trúc của phân tử Hb, histidine ở vị trí 58 của chuỗi α bị thay thế bởi tyrosine hình thành HbM Boston, hoặc histidine ở vị trí 63 của chuỗi β bị thay thế bởi tyrosine hình thành HbM Saskatoon". Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi cấu trúc này là gì?

c) Dạng MetHb mắc phải là dạng bệnh phổ biến nhất, những người mang một gene của MetHb sẽ có nguy cơ phát triển loại mắc phải. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc phải tình trạng này không có vấn đề về bẩm sinh. Theo em, nguyên nhân dẫn đến dạng MetHb mắc phải ở người là gì?

Xem đáp án » 07/04/2025 8

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hệ gene của sinh vật?

A. Hệ gene là tập hợp tất cả các phân tử DNA của tế bào.

B. Hệ gene là toàn bộ trình tự các nucleotide trên DNA có trong tế bào.

C. Hệ gene là toàn bộ các gene có trong tế bào của cơ thể sinh vật.

D. Hệ gene là tất cả các bộ ba mã hóa trên gene của sinh vật.

Xem đáp án » 07/04/2025 7

Câu 6:

Đột biến gene là gì?

A. Những biến đổi trong cấu trúc của gene, liên quan đến một cặp nucleotide.

B. Những biến đổi trong cấu trúc của gene, liên quan đến một số cặp nucleotide.

C. Những biến đổi trong số lượng nucleotide của gene, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotide.

D. Những biến đổi trong cấu trúc của gene, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotide.

Xem đáp án » 07/04/2025 7

Câu 7:

Hình 4.1 mô tả một số dạng đột biến gene ở sinh vật. Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi từ 4.7 đến 4.10.

Dạng nào mô tả đột biến sai nghĩa? (ảnh 1) 

Dạng nào mô tả đột biến sai nghĩa?

A. Dạng 1.

B. Dạng 2.

C. Dạng 3.

D. Dạng 4.

Xem đáp án » 07/04/2025 7