Câu hỏi:
07/04/2025 5Hiện tượng liên kết gene có ý nghĩa gì?
A. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
B. Tạo biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.
C. Tạo điều kiện cho các gene quý trên hai nhiễm sắc thể đồng dạng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau.
D. Đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gene quý và hạn chế biến dị tổ hợp.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Trong trường hợp liên kết gene, các gene không allele nằm trên một nhiễm sắc thể tạo thành nhóm gene liên kết phân li và tổ hợp cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh đưa đến sự di truyền của nhóm tính trạng do chúng quy định → Hiện tượng liên kết gene có ý nghĩa đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gene quý và hạn chế biến dị tổ hợp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P) thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng; trong đó, tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gene có 2 allele quy định. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Kiểu gene của cặp bố mẹ đem lai như thế nào?
b) Thế hệ F1 có những loại kiểu gene nào?
c) Thế hệ F2 có những loại kiểu gene nào?
d) Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 2:
Ở một loài thực vật, cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với b quy định chín muộn. Cho một cây thân cao, chín sớm (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 53,24% số cây thân cao, chín sớm. Biết không xảy ra đột biến, diễn biến tế bào phát sinh hạt phấn và noãn là như nhau. Theo lí thuyết, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Ở F1, kiểu hình thân cao, chín sớm thuần chủng chiếm tỉ lệ là 3,24%.
b) Ở F1, kiểu hình thân thấp, chín sớm thuần chủng chiếm tỉ lệ là 10,24%.
c) Ở F1, tổng số cá thể đồng hợp hai cặp gene chiếm tỉ lệ là 26,96%.
d) Ở F1, tổng số cá thể dị hợp một cặp gene chiếm tỉ lệ là 23,04%.
Câu 3:
Ở một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa vàng. Hai cặp gene này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alele D quy định lá có nhiều răng cưa trội hoàn toàn so với allele d quy định lá có ít răng cưa, cặp gene Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về ba cặp gene trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó, cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gene xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, lá có nhiều răng cưa ở F2 chiếm tỉ lệ:
A. 54,0 %.
B. 66,0 %.
C. 16,5 %.
D. 49,5 %.
Câu 4:
Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, các gene trội là trội hoàn toàn, tần số hoán vị gene giữa các gene A và B là 20%. Xét phép lai: \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^{DE}}{X^{dE}} \times \frac{{Ab}}{{ab}}{X^{dE}}Y,\) theo lí thuyết, tỉ lệ đời con có kiểu hình A-bbddE- là:
A. 12,5 %.
B. 15,5 %.
C. 11,25 %.
D. 22,5 %.
Câu 5:
Ở một loài động vật, xét 2 cặp gene cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường; mỗi gene quy định một tính trạng, mỗi gene đều có 2 allele và các allele trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con gồm toàn cá thể dị hợp tử về 1 cặp gene.
b) Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 5 loại kiểu gene.
c) Cho cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gene lai với cơ thể dị hợp tử về 1 cặp gene, thu được đời con có số cá thể dị hợp tử về 2 cặp gene chiếm 25%.
d) Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1.
Câu 6:
Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:
Phép lai 1: (P) XAXA × XaY.
Phép lai 2: (P) XaXa × XAY.
Phép lai 3: (P) Dd × Dd.
Biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới.
b) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn.
c) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.
d) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gene giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.
Câu 7:
Lai cây hoa đỏ, thân cao thuần chủng với cây hoa vàng, thân thấp thu được F1 100% hoa tím, thân cao. Cho các cây F1 lai phân tích được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 20% tím, thấp : 20% vàng, thấp : 20% đỏ, cao : 20% trắng, cao : 5% tím, cao : 5% vàng, cao : 5% đỏ, thấp : 5% trắng, thấp. Hãy:
a) Xác định kiểu gene của F1, tỉ lệ phân li kiểu gene và kiểu hình của F2 đối với tính trạng màu sắc hoa.
b) Xác định kiểu gene của F1, tỉ lệ phân li kiểu gene và kiểu hình của F2 đối với tính trạng chiều cao cây.
c) Xác định kiểu gene của F1.
d) Xác định tần số hoán vị trong trường hợp có hoán vị gene.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 25 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
40 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 14 có đáp án
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận