Câu hỏi:
07/04/2025 47Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm trên đối tượng ruồi giấm. Sau khi thống nhất, nhóm học sinh quyết định nghiên cứu tính trạng chiều dài râu (râu dài, râu ngắn) và chân (chân dài, chân ngắn) của ruồi.
a) Hãy trình bày thiết kế thí nghiệm để xác định tính trạng trội, lặn.
b) Làm thế nào để xác định gene quy định tính trạng chiều dài râu và chân liên kết gene hay phân li độc lập?
c) Giả thiết gene quy định chiều dài râu và chân của ruồi giấm nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, hãy trình bày cách xác định khoảng cách của 2 gene này.
d) Hãy xây dựng một quy trình hoàn chỉnh để xác định quy luật di truyền chi phối 2 tính trạng nêu trên.
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
a) Thiết kế thí nghiệm để xác định tính trạng trội, lặn như sau:
- Bước 1: Tạo các ruồi thuần chủng có râu dài, cánh dài và ruồi có râu ngắn, cánh ngắn.
- Bước 2: Cho các ruồi thuần chủng có râu dài, cánh dài lai với ruồi có râu ngắn, cánh ngắn.
- Bước 3: Theo dõi tính trạng xuất hiện ở đời con, đó là tính trạng trội.
b) Để xác định gene quy định tính trạng chiều dài râu và chân liên kết gene hay phân li độc lập thì cho ruồi đực F1 lai phân tích.
- Nếu thế hệ F2 xuất hiện 2 loại tổ hợp giống bố mẹ với tỉ lệ ngang nhau thì 2 cặp tính trạng do 2 cặp gene thuộc một nhiễm sắc thể và liên kết gene.
- Nếu thế hệ F2 xuất hiện 2 loại tổ hợp tính trạng giống bố mẹ và kiểu hình tái tổ hợp râu dài, chân ngắn; râu ngắn, chân dài với tỉ lệ bằng nhau thì 2 cặp tính trạng do 2 cặp gene thuộc hai nhiễm sắc thể khác nhau và phân li độc lập.
c) Giả thiết gene quy định chiều dài râu và chân của ruồi giấm nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, để xác định khoảng cách của 2 gene này thì thí nghiệm được thiết kế như sau:
Bước 1: Cho số lượng lớn ruồi giấm cái F1 (sinh ra từ cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau là ruồi râu dài, cánh dài lai với ruồi râu ngắn, cánh ngắn) lai phân tích, được thế hệ lai F2.
Bước 2: Tính tần số hoán vị gene bằng cách tính tỉ lệ kiểu hình tái tổ hợp ở thế hệ F2.
d) Quy trình hoàn chỉnh để xác định quy luật di truyền chi phối 2 tính trạng nêu trên:
- Bước 1: Tạo các ruồi thuần chủng có râu dài, cánh dài và ruồi có râu ngắn, cánh ngắn.
- Bước 2: Cho các ruồi thuần chủng có râu dài, cánh dài lai với ruồi có râu ngắn, cánh ngắn tạo F1.
- Bước 3: Theo dõi tính trạng xuất hiện ở đời con, đó là tính trạng trội.
- Bước 4: Cho ruồi F1 lai phân tích.
- Bước 5: Theo dõi tính trạng xuất hiện ở đời con để xác định quy luật di truyền.
+ Nếu ruồi đực F1 lai phân tích cho thế hệ F2 xuất hiện 2 loại tổ hợp giống bố mẹ với tỉ lệ ngang nhau thì 2 cặp tính trạng do 2 cặp gene thuộc một nhiễm sắc thể và liên kết gene.
+ Nếu ruồi đực F1 lai phân tích cho thế hệ F2 xuất hiện 2 loại tổ hợp tính trạng giống bố mẹ và kiểu hình tái tổ hợp râu dài, chân ngắn; râu ngắn, chân dài với tỉ lệ bằng nhau thì 2 cặp tính trạng do 2 cặp gene thuộc hai nhiễm sắc thể khác nhau và phân li độc lập.
+ Nếu ruồi cái F1 lai phân tích cho thế hệ F2 xuất hiện 2 loại tổ hợp tính trạng giống bố mẹ chiếm tỉ lệ lớn và kiểu hình tái tổ hợp râu dài, chân ngắn; râu ngắn, chân dài với tỉ lệ nhỏ thì 2 cặp tính trạng do 2 cặp gene thuộc một nhiễm sắc thể và hoán vị gene. Tính tần số hoán vị gene bằng cách tính tỉ lệ kiểu hình tái tổ hợp ở thế hệ F2.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở ruồi giấm, allele A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định mắt trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XAXa × XAY.
B. XAXA × XaY.
C. XAXa × XaY.
D. XaXa × XAY.
Câu 2:
Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P) thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng; trong đó, tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gene có 2 allele quy định. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Kiểu gene của cặp bố mẹ đem lai như thế nào?
b) Thế hệ F1 có những loại kiểu gene nào?
c) Thế hệ F2 có những loại kiểu gene nào?
d) Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 3:
Để phát hiện quy luật di truyền liên kết, Morgan đã sử dụng
A. phép lai phân tích.
B. phép lai thuận nghịch.
C. phép lai phân tích và phép lai thuận nghịch.
D. phép lai xa.
Câu 4:
Một nhóm học sinh mong muốn tìm thêm những tính trạng liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X của ruồi giấm. Nhóm thảo luận và thống nhất cách thức tiến hành tuân theo đúng cách thức của Morgan. Có một số ý kiến đưa ra như sau:
a) Để tạo ra ruồi bố, mẹ thuần chủng thì cần cho chúng tự phối.
b) Để xác định tính trạng do gene trội hay lặn quy định thì nên cho hai cá thể ruồi có cùng tính trạng dự định nghiên cứu lai với nhau, nếu thế hệ lai xuất hiện tính trạng khác bố mẹ thì tính trạng đó do gene lặn quy định.
c) Nếu ruồi bố có tính trạng trội, tính trạng này không xuất hiện ở những con cái của thế hệ lai thì có thể kết luận tính trạng nghiên cứu liên kết với giới tính X.
d) Nếu ruồi bố có tính trạng trội, tính trạng này xuất hiện ở 100 % con cái của thế hệ lai thì có thể kết luận tính trạng nghiên cứu liên kết với giới tính X.
e) Nếu ruồi mẹ có tính trạng lặn, tính trạng này xuất hiện ở 100 % con đực của thế hệ lai thì có thể kết luận tính trạng nghiên cứu liên kết với giới tính X.
Hãy cho biết trong các nhận định trên, nhận định nào là đúng.
Câu 5:
Có thể dùng những phép lai nào để xác định 2 gene nào đó liên kết hoàn toàn hay không hoàn toàn? Từ đó, nêu cách tính khoảng cách 2 gene đó.
Câu 6:
Ở một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa vàng. Hai cặp gene này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alele D quy định lá có nhiều răng cưa trội hoàn toàn so với allele d quy định lá có ít răng cưa, cặp gene Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về ba cặp gene trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó, cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gene xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, lá có nhiều răng cưa ở F2 chiếm tỉ lệ:
A. 54,0 %.
B. 66,0 %.
C. 16,5 %.
D. 49,5 %.
Câu 7:
Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh teo cơ Duchenne nhưng con trai của họ bị bệnh. Xác suất để người con thứ hai của họ bị bệnh là bao nhiêu?
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 25 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận