Câu hỏi:

08/04/2025 84

Đồ thị Hình 28.4 biểu diễn sự thay đổi hàm lượng nitrogen trong hai dòng sông. Cả hai dòng sông đều có đặc điểm là nước chảy chậm và nằm gần hai khu rừng có diện tích gần tương đương nhau. Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng giữa hai khu rừng này: một khu rừng chịu tác động của nạn phá rừng mạnh mẽ vào những năm 1965, trong khi khu rừng còn lại không bị tác động. Phát biểu nào sau đây về sự thay đổi hàm lượng nitrogen trong hai dòng sông này là không đúng?

Phát biểu nào sau đây về sự thay đổi hàm lượng nitrogen trong hai dòng sông này là không đúng? (ảnh 1) 

A. Đồ thị (X) tương ứng với hàm lượng nitrogen trong dòng sông gần khu rừng bị ảnh hưởng của nạn phá rừng.

B. Đồ thị (Y) tương ứng với hàm lượng nitrogen trong dòng sông gần khu rừng không bị ảnh hưởng của nạn phá rừng.

C. Nitrogen trong đất nếu không được thực vật hấp thụ thì phần lớn chúng sẽ ngấm theo mạch nước ngầm rồi chảy ra sông.

D. Sau năm 1968, sự giảm mạnh nồng độ nitrogen trong dòng sông ở gần cánh rừng bị chặt phá là do hiện tượng phú dưỡng.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A. Đúng. Đồ thị X có sự biến động mạnh → Đồ thị (X) tương ứng với hàm lượng nitrogen trong dòng sông gần khu rừng bị ảnh hưởng của nạn phá rừng.

B. Đúng. Đồ thị Y có sự ổn định nhất định → Đồ thị (Y) tương ứng với hàm lượng nitrogen trong dòng sông gần khu rừng không bị ảnh hưởng của nạn phá rừng.

C. Đúng. Nitrogen trong đất nếu không được thực vật hấp thụ thì phần lớn chúng sẽ ngấm theo mạch nước ngầm rồi chảy ra sông. Bằng chứng là hàm lượng nitrogen trong dòng sông gần khu rừng bị ảnh hưởng của nạn phá rừng có giai đoạn tăng mạnh tương ứng với giai đoạn rừng bị chặt phá.

D. Sai. Hiện tượng phú dưỡng là hậu quả của việc hàm lượng nitrogen trong dòng sông tăng mạnh sau khi rừng bị chặt phá. Còn sau năm 1968, sự giảm mạnh nồng độ nitrogen trong dòng sông ở gần cánh rừng bị chặt phá có thể là do rừng dần phục hồi, các sinh vật dưới nước sử dụng,…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong các nguyên nhân trên, có 4 nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học:

(2) Biến đổi khí hậu.

(4) Sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại.

(5) Tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới.

(6) Tạo sinh vật biến đổi gene.

Lời giải

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Để phát triển bền vững cần phải có sự kết hợp cân đối, hài hòa ba trụ cột phát triển: Kinh tế, xã hội và môi trường.

Để phát triển bền vững cần phải có sự kết hợp cân đối, hài hòa ba trụ cột phát triển nào? (ảnh 1)