Câu hỏi:
25/04/2025 29Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 25:
“Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia.
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước,
Trên bến cùng ai đã nặng thề.
Nhưng rồi người khách tình xuân ấy,
Đi biệt không về với... bến sông.
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi,
Mấy lần cô gái mỏi mòn trông.”
(Nguyễn Bính, Cô lái đò)
Quảng cáo
Trả lời:
Xác định nhanh đoạn trích có 2 khổ thơ, mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu gồm 7 tiếng và không có sự xáo trộn hay thay đổi quy luật trong toàn đoạn thơ nên đây là thể thơ 7 chữ. Chọn A.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Xác định nội dung của từng khổ thơ:
+ Khổ 1: Cô gái lái đò nhớ lại chuyện hẹn thề năm xưa.
+ Khổ 2: Những năm tháng chờ đợi, mong ngóng trong vô vọng của cô lái đò.
- Như vậy, cả đoạn trích là dòng hồi tưởng của cô lái đò về mối tình năm nào, cho thấy cô vẫn luôn chờ đợi người khách đó trở lại nhưng không thấy đâu (B).
- Phương án A, C không đúng với nội dung đoạn trích.
- Phương án D nói về cuộc đời của cô gái, không đúng suy nghĩ của nhân vật “cô lái đò” (thương nhớ người tình, cuộc tình của mình).
→ Chọn B.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Đọc đoạn trích và xác định các chi tiết xung quanh hình ảnh “cô gái”:
- Thời điểm hiện tại: “mong nhớ”, “hồi tưởng”, “mòn mỏi trông” nên không phải cô lái đò đang đắm chìm trong hạnh phúc (A).
- Thời điểm 3 năm (“ba xuân”) trước: “cùng ai đã nặng thề”, “khách tình xuân”, “đi biệt không về”. Như vậy, cô gái lái đò vẫn nhớ tới người khách đã hẹn quay về nhưng suốt 3 năm chưa thấy quay lại (D).
- Hình ảnh cô gái gắn với công việc đưa đò nhưng không có từ ngữ chi tiết thể hiện sự chăm chỉ cần mẫn (C), từ “tình xuân” gắn với hình ảnh “khách” ám chỉ đây là người xa lạ, không tương đồng với ý về người đi lính (B) nên các đáp án còn lại không đúng.
→ Chọn D.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
- Xác định trong từ “nặng thề” thì yếu tố “nặng” là một từ thuần Việt, đóng vai trò là tính từ hoặc danh từ, và có nhiều nghĩa. Từ “nặng thề” thể hiện lời nói quan trọng, lời cam kết giữa 2 người, đáng trân trọng và giữ gìn.
- Xét trong ngữ cảnh, đoạn thơ xuất hiện nhân vật cô gái nhớ về lời thề đã ba năm trước (ba xuân trước) của người khách “tình xuân” đã rời đi (đi biệt không về) nên đây phải là mối quan hệ giữa nam và nữ. Từ “thề” không bao hàm yếu tố khó khăn hay hành động của người nói. Hình ảnh trong đoạn thơ là “cô gái” và “khách” nên đây không phải mối quan hệ vợ chồng. Vậy “nặng thề” là lời hứa về tình cảm, sự thủy chung giữa những người yêu nhau.
→ Chọn A.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Từ “xuân” trong đoạn thơ gắn liền với hình ảnh của cô gái. Trong đó: “Xuân đem mong nhớ trở về” chính là khoảnh khắc đầu năm, cô lái đò mong muốn tìm được hạnh phúc của mình, còn “ba xuân”, “mấy lần xuân” chỉ quãng thời gian chờ đợi người khách “tình xuân” (người đàn ông mà cô gái đem lòng yêu).
→ Từ đó, xác định từ “xuân” mang ba ý nghĩa: mùa của một năm, thời gian trôi đi và hạnh phúc mà cô gái mong chờ. Như vậy, từ “xuân” không gắn với ý nghĩa: sự may mắn, vui vẻ. Chọn C.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Câu 6:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Tìm và phát hiện lỗi sai
(2025) Đề minh họa Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án ( Đề 8)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận