Một bàn cờ vua gồm 8 × 8 ô vuông, mỗi ô có cạnh bằng 1 đơn vị. Một ô vừa là hình vuông hay hình chữ nhật, hai ô là hình chữ nhật, … Chọn ngẫu nhiên một hình chữ nhật trên bàn cờ. Xác suất để hình được chọn là một hình vuông có cạnh lớn hơn \(4\) đơn vị bằng \(\frac{a}{b}\) với \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản và \(a,\,b \in \mathbb{Z}\). Giá trị của biểu thức \(T = a + 2b\) là:
Quảng cáo
Trả lời:
Ta coi bàn cờ vua được xác định bởi 9 đường thẳng theo phương nằm ngang \(x = 0;\,x = 1;x = 2;...;x = 8\) và \(9\) đường thẳng theo phương thẳng đứng \(y = 0;\,y = 1;y = 2;....;y = 8.\)
Mỗi hình chữ nhật được tạo thành từ hai đoạn thẳng thuộc hai đường thẳng \({x_i},{x_j}\) và hai đoạn thẳng thuộc các đường thẳng \({y_m},{y_n}\) (\(i,j,m,n \in \left\{ {0;2;3;4;5;6;7;8} \right\}\)) nên có \(C_9^2 \cdot C_9^2\) hình chữ nhật. Suy ra số hình chữ nhật tạo thành là \(C_9^2 \cdot C_9^2\)\( \Rightarrow n\left( \Omega \right) = C_9^2 \cdot C_9^2 = 1296.\)
Gọi \(A\) là biến cố hình được chọn là hình vuông có cạnh \(a\) lớn hơn \(4\).
Trường hợp 1: \(a = 5\). Khi đó mỗi hình vuông được tạo thành do hai đường thẳng \({x_i},{x_j}\) cách nhau \(5\) đơn vị và hai đường thẳng \({y_m},{y_n}\) cách nhau \(5\) đơn vị nên có \(4 \cdot 4 = 16\) cách chọn.
Trường hợp 2: \(a = 6\). Khi đó mỗi hình vuông được tạo thành do hai đường thẳng \({x_i},{x_j}\) cách nhau \(6\) đơn vị và hai đường thẳng \({y_m},{y_n}\) cách nhau \(6\) đơn vị có \(3 \cdot 3 = 9\) cách chọn.
Trường hợp 3: \(a = 7\). Khi đó mỗi hình vuông được tạo thành do hai đường thẳng \({x_i},{x_j}\) cách nhau \(7\) đơn vị và hai đường thẳng \({y_m},{y_n}\) cách nhau \(7\) đơn vị có \(2 \cdot 2 = 4\) cách chọn.
Trường hợp 4: \(a = 8\). Khi đó mỗi hình vuông được tạo thành do hai đường thẳng \({x_i},{x_j}\) cách nhau \(8\) đơn vị và hai đường thẳng \({y_m},{y_n}\) cách nhau \(8\) đơn vị nên có \(1 \cdot 1 = 1\) cách chọn.
Suy ra \(n\left( A \right) = 16 + 9 + 4 + 1 = 30\).
Xác suất để hình được chọn là một hình vuông có cạnh lớn hơn 4 đơn vị là:
\(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{30}}{{1296}}\)=\(\frac{5}{{216}}\)\( \Rightarrow a = 5;b = 216 \Rightarrow a + 2b = 437.\) Chọn B.
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 140.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2025 (Tập 1) ( 39.000₫ )
- Tuyển tập 15 đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa Hà Nội 2025 (Tập 1) ( 39.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Gọi A, B, C lần lượt là biến cố thí sinh được chọn lọt vào vòng sơ khảo, vòng bán kết và vòng chung kết.
Vì có 50% thí sinh lọt vào vòng sơ khảo nên \(P\left( A \right) = 0,5\).
Vì có 30% thí sinh của vòng sơ khảo được chọn để vào vòng bán kết nên \(P\left( {B|A} \right) = 0,3\).
Khi đó, xác suất để thí sinh lọt vào vòng bán kết là:
\(P\left( B \right) = P\left( {AB} \right) = P\left( {B|A} \right) \cdot P\left( A \right) = 0,3 \cdot 0,5 = 0,15\). Chọn B.
Lời giải
Nhìn đồ thị ta thấy đồ thị hàm số có đường tiệm cận xiên đi qua hai điểm \(M\left( { - 1\,;0} \right),N\left( {0\,;1} \right)\) nên có phương trình: \(y = x + 1\). Chọn A.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.