Câu hỏi:

30/06/2025 10

Một người đi xe đạp từ A đến B gồm một đoạn lên dốc AC và một đoạn xuống dốc CB. Thời gian đi AB là 2 giờ và thời gian về BA là 1 giờ 45 phút. Tính chiều dài quãng đường AB biết rằng cứ lúc lên dốc thì người đó đi với vận tốc 10 km/h và cứ lúc xuống dốc thì người đó đi với vận tốc 15 km/h.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Cách 1. Tỉ số vận tốc lúc lên dốc và vận tốc lúc xuống dốc là \(\frac{{10}}{{15}} = \frac{2}{3}\). Như vậy, vận tốc 10 km/h bằng \(\frac{2}{3}\) vận tốc 15 km/h.

Giả sử trong 2 giờ lúc đi, người đó đều đi với vận tốc 10 km/h thì đi được quãng đường là: \(AC + \frac{2}{3}CB,\) dài là: \(10 \cdot 2 = 20\) (km).

Giả sử trong 1 giờ 45 phút \[( = 1\frac{3}{4}\] giờ) lúc về, người đó đều đi với vận tốc 10 km/h thì đi được quãng đường \(BC + \frac{2}{3}CA,\) dài là: \(10 \cdot 1\frac{3}{4} = 17,5\) (km).

Do đó quãng đường \(20 + 17,5 = 37,5\) (km) tương ứng với

\(AC + \frac{2}{3}CB + BC + \frac{2}{3}AC = \frac{5}{3}\left( {AC + CB} \right) = \frac{5}{3}AB\)

Vậy quãng đường \(AB\) dài là: \(37,5:\frac{5}{3} = 22,5\) (km).

 Cách 2. Trên mỗi km của quãng đường \[AB\] đều có một lần người đi xe đạp đi với vận tốc 10 km/h, một lần đi với vận tốc 15 km/h.

1 km đi với vận tốc 10 km/h hết \(\frac{1}{{10}}\) giờ, 1 km đi với vận tốc 15 km/h hết \(\frac{1}{{15}}\) giờ, do đó 1 km cả đi lẫn về hết: \(\frac{1}{{10}} + \frac{1}{{15}} = \frac{1}{6}\) (giờ).

Thời gian cả đi lẫn về : \(2 + 1\frac{3}{4} = 3\frac{3}{4}\) (giờ).

Quãng đường \(AB\) là: \(3\frac{3}{4}:\frac{1}{6} = 22,5\) (km).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a) \(\frac{1}{5} + \frac{{ - 5}}{{19}} + \frac{4}{5} + \frac{{ - 14}}{{19}}\)

\( = \left( {\frac{1}{5} + \frac{4}{5}} \right) + \left( {\frac{{ - 5}}{{19}} + \frac{{ - 14}}{{19}}} \right)\)

\( = \frac{5}{5} + \frac{{ - 19}}{{19}}\)

\( = 1 + \left( { - 1} \right) = 0.\)

b) \(\left( { - 0,4} \right) \cdot \left( { - 0,5} \right) \cdot \left( { - 0,8} \right)\)

\[ = 0,2 \cdot \left( { - 0,8} \right)\]

\[ = - 0,16.\]

c) \(\frac{{ - 3}}{5}:\frac{7}{5} - \frac{3}{5}:\frac{7}{5} + 2\frac{3}{5}\)

\( = \frac{{ - 3}}{5} \cdot \frac{5}{7} - \frac{3}{5} \cdot \frac{5}{7} + 2 + \frac{3}{5}\)

\[ = \frac{5}{7} \cdot \left( {\frac{{ - 3}}{5} - \frac{3}{5}} \right) + 2 + \frac{3}{5}\]

\[ = \frac{5}{7} \cdot \frac{{ - 6}}{5} + 2 + \frac{3}{5}\]

\[ = \frac{{ - 6}}{7} + 2 + \frac{3}{5}\]

\[ = \frac{{ - 30}}{{35}} + \frac{{70}}{{35}} + \frac{{21}}{{35}}\]

\[ = \frac{{61}}{{35}}.\]

d) \(1,9 + \left( {2,51 - 2,13 \cdot 4} \right) - \left( {96 \cdot 2,13 - 99 \cdot 2,51} \right)\)

\( = 1,9 + 2,51 - 2,13 \cdot 4 - 96 \cdot 2,13 + 99 \cdot 2,51\)

\( = \left( {2,51 + 99 \cdot 2,51} \right) - \left( {2,13 \cdot 4 + 96 \cdot 2,13} \right) + 1,9\)

\( = 2,51 \cdot \left( {1 + 99} \right) - 2,13 \cdot \left( {4 + 96} \right) + 1,9\)

\( = 2,51 \cdot 100 - 2,13 \cdot 100 + 1,9\)

\( = 251 - 213 + 1,9\)

\( = 38 + 1,9\)

\( = 39,9.\)

Lời giải

1) a) Số học sinh giỏi Toán của lớp 6E là nhiều nhất (20 bạn).

Số học sinh giỏi Ngữ văn của lớp 6A là ít nhất (7 bạn).

b) Số học sinh giỏi Toán của lớp 6C chiếm số phần trăm trong tổng số học sinh giỏi môn Toán của cả 5 lớp là: \(\frac{{15}}{{9 + 10 + 15 + 16 + 20}} \cdot 100\% \approx 21,43\% .\)

c) Bạn An nói lớp 6D có sĩ số là 34 học sinh có thể chưa đúng vì trong lớp có thể có học sinh không giỏi môn Toán, hoặc học sinh không giỏi môn Ngữ văn, hoặc học sinh giỏi cả hai môn.

2) Số chấm xuất hiện là số không vượt quá 4 là: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm.

Số lần xuất hiện mặt có số chấm không vượt quá 4 là: \[15 + 20 + 18 + 22 = 75.\]

Xác suất thực nghiệm của sự kiện số chấm xuất hiện là số không vượt quá 4 là: \(\frac{{75}}{{100}} = \frac{3}{4}.\)

Câu 5

     1) Điểm \(A\) nằm trên tia \(Ox\) sao cho \(OA = 4{\rm{\;cm}}.\) Trên tia đối của tia \(Ox\) lấy điểm \(B\)\(M\) sao cho \(OB = 8{\rm{\;cm}}\)\(OM = OA.\)

         a) Điểm \(O\) có phải là trung điểm của đoạn thẳng \(AM\) không? Tại sao?

         b) Tính độ dài đoạn thẳng \(BM\)\(AB.\)

         c) Gọi \(C\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB.\) Chứng minh \(C\) là trung điểm của đoạn thẳng \(OM.\)

     2) Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc (gốc trùng với trục quay của hai kim). Tại mỗi thời điểm hai kim tạo thành một góc.

         a) Khi kim giờ và kim phút thay nhau chỉ số 12 và số 6 thì tạo thành một góc có số đo là bao nhiêu độ?

         b) Góc tạo bởi kim phút và kim giờ lúc 2 giờ có số đo là bao nhiêu độ?

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP