Câu hỏi:

30/06/2025 7

2.1. Tính giá trị của biểu thức \(A = \frac{{x - 2y - z}}{2}\) với \(x =  - 1;y = 1;z =  - 1\).

2.2. Cho đa thức \(A\left( x \right) = \frac{3}{4}{x^3} - 1 + \frac{3}{5}x + 4{x^2} + \frac{5}{4}{x^3} - \frac{8}{5}x + 4 + 7{x^2}\).

     a) Thu gọn và sắp xếp đa thức \(A\left( x \right)\) theo lũy thừa giảm dần của biến.

     b) Xác định bậc và hệ số cao nhất của đa thức \(A\left( x \right)\).

     c) Cho \(B\left( x \right) = \left( {{x^2} + 1} \right)\left( {2x + 11} \right) - 5x - 8\).

        Tìm đa thức \(C\left( x \right)\) sao cho \(B\left( x \right) - C\left( x \right) = A\left( x \right)\).

     d) Tìm nghiệm của đa thức \(C\left( x \right)\).

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

2.1. Thay \(x =  - 1;y = 1;z =  - 1\) vào biểu thức \(A = \frac{{x - 2y - z}}{2}\), ta được:

\(A = \frac{{ - 1 - 2.1 - \left( { - 1} \right)}}{2} = \frac{{ - 1 - 2 + 1}}{2} =  - 1\).

Vậy giá trị của biểu thức \(A =  - 1\).

2.2. a) \(A\left( x \right) = \frac{3}{4}{x^3} - 1 + \frac{3}{5}x + 4{x^2} + \frac{5}{4}{x^3} - \frac{8}{5}x + 4 + 7{x^2}\)

             \( = \left( {\frac{3}{4} + \frac{5}{4}} \right){x^3} + \left( {4 + 7} \right){x^2} + \left( {\frac{3}{5} - \frac{8}{5}} \right)x - 1 + 4\)

             \( = 2{x^3} + 11{x^2} - x + 3\).

b) Bậc của đa thức \(A\left( x \right)\) là 3.

Hệ số cao nhất của đa thức \(A\left( x \right)\) là 2.

c) \(B\left( x \right) = \left( {{x^2} + 1} \right)\left( {2x + 11} \right) - 5x - 8\)

              0\( = 2{x^3} + 11{x^2} + 2x + 11 - 5x - 8\)

              \( = 2{x^3} + 11{x^2} - 3x + 3\)

Ta có \(B\left( x \right) - C\left( x \right) = A\left( x \right)\).

Suy ra \(C\left( x \right) = B\left( x \right) - A\left( x \right)\)

                    \( = 2{x^3} + 11{x^2} - 3x + 3 - \left( {2{x^3} + 11{x^2} - x + 3} \right)\)

                    \( = 2{x^3} + 11{x^2} - 3x + 3 - 2{x^3} - 11{x^2} + x - 3\)

                    \( =  - 2x\).

d) Để tìm nghiệm của đa thức \(C\left( x \right)\), ta cho \(C\left( x \right) = 0\)

Do đó \( - 2x = 0\)

Suy ra \(x = 0\).

Vậy nghiệm của đa thức \(C\left( x \right)\) là \(x = 0\).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Ta có, hai số cuối của số điện thoại là hai chữ số khác nhau được lập từ bộ số \(\left\{ {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9} \right\}.\)

Vậy thì số thứ nhất trong hai số cuối đó có 10 cách chọn, số còn lại có 9 cách chọn do hai số đó là hai số khác nhau.

Vì vậy, số kết quả có thể xảy ra là: \(9.10 = 90\) (kết quả).

Vì chỉ có 1 số điện thoại cần gọi đúng nên xác suất của biến cố “Người đó bấm thử một lần được đúng số điện thoại cần gọi” là: \(\frac{1}{{90}}.\)

Lời giải

1.1.

a) \(\frac{x}{{ - 6}} = \frac{3}{4}\)

\(4x = 3.\left( { - 6} \right)\)

\(4x =  - 18\)

\(x = \frac{{ - 18}}{4}\)

\(x = \frac{{ - 9}}{2}\).

Vậy \(x = \frac{{ - 9}}{2}\).

b) \(\frac{{2x + 1}}{6} = \frac{{3 - x}}{9}\)

\(9\left( {2x + 1} \right) = 6\left( {3 - x} \right)\)

\(18x + 9 = 18 - 6x\)

\(18x + 6x = 18 - 9\)

\(24x = 9\)

\(x = \frac{3}{8}\).

Vậy \(x = \frac{3}{8}\).

1.2. Gọi \[a\], \(b\), \(c\) (quyển vở) lần lượt là số quyển vở lớp \(7A\), \(7B\), \(7C\) quyên góp được.

Theo đề, ta có tổng số quyển vở lớp \(7A\) và \(7B\) quyên góp được nhiều hơn lớp \(7C\) là 62 quyển, suy ra \(a + b - c = 62\).

Do số quyển vở mỗi lớp quyên góp được tỉ lệ thuận với số học sinh của lớp đó nên: \(\frac{a}{{32}} = \frac{b}{{35}} = \frac{c}{{36}}\).

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được: \(\frac{a}{{32}} = \frac{b}{{35}} = \frac{c}{{36}} = \frac{{a + b - c}}{{32 + 35 - 36}} = \frac{{62}}{{31}} = 2\).

Suy ra \(a = 32.2 = 64\); \(b = 35.2 = 70\); \(c = 36.2 = 72\).

Vậy số quyển vở lớp \(7A\), \(7B\), \(7C\) quyên góp được lần lượt là 64 quyển vở; 70 quyển vở và 72 quyển vở.