Câu hỏi:

30/06/2025 7

Cho tam giác nhọn \(ABC\) \(\left( {AB < AC} \right)\) có đường cao \(AH\).

     a) Chứng minh \(\widehat {BAH} < \widehat {HAC}\).

     b) Trên đoạn thẳng \(HC\) lấy điểm \(D\) sao cho \(HD = HB\). Chứng minh tam giác \(ABD\) là tam giác cân.

     c) Từ \(D\) kẻ \(DE \bot AC\), từ \(C\) kẻ \(CF \bot AD\). Chứng minh ba đường thẳng \(AH,DE,CF\) đồng quy.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Cho tam giác nhọn \(ABC\) \(\left( {AB < AC} \right)\) có đường cao \(AH\). 	a) Chứng minh \(\widehat {BAH} < \widehat {HAC}\). 	b) Trên đoạn thẳng \(HC\) lấy điểm \(D\) sao cho \(HD = HB\). Chứng minh tam giác \(ABD\) là tam giác cân. 	c) Từ \(D\) kẻ \(DE \bot AC\), từ \(C\) kẻ \(CF \bot AD\). Chứng minh ba đường thẳng \(AH,DE,CF\) đồng quy. (ảnh 1)

a) Xét \(\Delta ABC\)\(AB < AC\) nên \(\widehat C < \widehat B\).

\(\widehat C = 90^\circ - \widehat {HAC}\)\(\widehat B = 90^\circ - \widehat {BAH}\).

Do đó \[90^\circ - \widehat {HAC} < 90^\circ - \widehat {BAH}\] hay \(\widehat {HAC} > \widehat {BAH}\).

b) Xét \(\Delta ABH\)\(\Delta ADH\) có:

\(\widehat {AHB} = \widehat {AHD} = 90^\circ \);

\(AH\) là cạnh chung;

\(HB = HD\) (giả thiết).

Do đó \(\Delta ABH = \Delta ADH\) (hai cạnh góc vuông).

Suy ra \(AB = AD\) (hai cạnh tương ứng).

Tam giác \(ABD\)\(AB = AD\) nên là tam giác cân tại \(A\).

c) Kéo dài \(AH\)\(CF\) cắt nhau tại \(K\).

Xét \(\Delta AKC\)\(CH \bot AK,AF \bot CK\), \(CH\) cắt \[AF\] tại \(D\) nên \(D\) là trực tâm của \(\Delta AKC\).

Suy ra \(KD \bot AC\)

\(DE \bot AC\) nên ba điểm \(K,D,E\) thẳng hàng.

Vậy ba đường thẳng \(AH,DE,CF\) đồng quy.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

2.1. Thay \(x =  - 1;y = 1;z =  - 1\) vào biểu thức \(A = \frac{{x - 2y - z}}{2}\), ta được:

\(A = \frac{{ - 1 - 2.1 - \left( { - 1} \right)}}{2} = \frac{{ - 1 - 2 + 1}}{2} =  - 1\).

Vậy giá trị của biểu thức \(A =  - 1\).

2.2. a) \(A\left( x \right) = \frac{3}{4}{x^3} - 1 + \frac{3}{5}x + 4{x^2} + \frac{5}{4}{x^3} - \frac{8}{5}x + 4 + 7{x^2}\)

             \( = \left( {\frac{3}{4} + \frac{5}{4}} \right){x^3} + \left( {4 + 7} \right){x^2} + \left( {\frac{3}{5} - \frac{8}{5}} \right)x - 1 + 4\)

             \( = 2{x^3} + 11{x^2} - x + 3\).

b) Bậc của đa thức \(A\left( x \right)\) là 3.

Hệ số cao nhất của đa thức \(A\left( x \right)\) là 2.

c) \(B\left( x \right) = \left( {{x^2} + 1} \right)\left( {2x + 11} \right) - 5x - 8\)

              0\( = 2{x^3} + 11{x^2} + 2x + 11 - 5x - 8\)

              \( = 2{x^3} + 11{x^2} - 3x + 3\)

Ta có \(B\left( x \right) - C\left( x \right) = A\left( x \right)\).

Suy ra \(C\left( x \right) = B\left( x \right) - A\left( x \right)\)

                    \( = 2{x^3} + 11{x^2} - 3x + 3 - \left( {2{x^3} + 11{x^2} - x + 3} \right)\)

                    \( = 2{x^3} + 11{x^2} - 3x + 3 - 2{x^3} - 11{x^2} + x - 3\)

                    \( =  - 2x\).

d) Để tìm nghiệm của đa thức \(C\left( x \right)\), ta cho \(C\left( x \right) = 0\)

Do đó \( - 2x = 0\)

Suy ra \(x = 0\).

Vậy nghiệm của đa thức \(C\left( x \right)\) là \(x = 0\).

Lời giải

Ta có, hai số cuối của số điện thoại là hai chữ số khác nhau được lập từ bộ số \(\left\{ {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9} \right\}.\)

Vậy thì số thứ nhất trong hai số cuối đó có 10 cách chọn, số còn lại có 9 cách chọn do hai số đó là hai số khác nhau.

Vì vậy, số kết quả có thể xảy ra là: \(9.10 = 90\) (kết quả).

Vì chỉ có 1 số điện thoại cần gọi đúng nên xác suất của biến cố “Người đó bấm thử một lần được đúng số điện thoại cần gọi” là: \(\frac{1}{{90}}.\)