Câu hỏi:

30/06/2025 28 Lưu

(2,5 điểm) Biểu đồ biểu diễn thời gian luyện tập trong một ngày để chuẩn bị cho giải thi đấu bóng rổ của bốn bạn An, Bình, Minh, Hằng.

(2,5 điểm) Biểu đồ biểu diễn thời gian luyện tập trong một ngày để chuẩn bị cho giải thi đấu bóng rổ của bốn bạn An, Bình, Minh, Hằng.a) Lập bảng số liệu thống kê thời gian luyện tập của bốn  (ảnh 1)

a) Lập bảng số liệu thống kê thời gian luyện tập của bốn học sinh trên.

b) Thời gian luyện tập của bạn nào là nhiều nhất, thời gian luyện tập của bạn nào là ít nhất?

c) Tính thời gian luyện tập trung bình của bốn bạn trong ngày (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

d) Thời gian luyện tập của bạn Minh hơn bao nhiêu phần trăm so với thời gian luyện tập của bạn Hằng? (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn giải

a) Ta có bảng số liệu thống kê thời gian luyện tập của bốn học sinh trên như sau:

(2,5 điểm) Biểu đồ biểu diễn thời gian luyện tập trong một ngày để chuẩn bị cho giải thi đấu bóng rổ của bốn bạn An, Bình, Minh, Hằng.a) Lập bảng số liệu thống kê thời gian luyện tập của bốn  (ảnh 2)

b) Từ biểu đồ và bảng thống kê, nhận thấy thời gian bạn Bình tập luyện là nhiều nhất, thời gian bạn Hằng tập luyện là ít nhất.

c) Tổng thời gian bốn bạn luyện tập trong ngày là: \(60 + 70 + 50 + 45 = 225\) (phút)

Thời gian luyện tập trung bình của bốn bạn trong ngày là: \(225:4 \approx 56\) (phút)

d) Thời gian luyện tập của bạn Minh so với thời gian luyện tập của bạn Hằng là: \(\frac{{50}}{{45}}.100 \approx 111,1\% \).

Do đó, thời gian luyện tập của bạn Minh hơn thời gian luyện tập của bạn Hằng số phần trăm là:

\(111,1 - 100 = 11,1\% \)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Hướng dẫn giải

(3,0 điểm) Cho   Δ A B C   cân tại   A  . Từ   A   kẻ   A H ⊥ B C   tại   H .   Chứng minh rằng:  a)   A H   là đường trung tuyến của   Δ A B C  .  b) Kẻ   B M ⊥ A C ( M ∈ A C )  . Hãy so sánh   B M   với   B C   và   B M   với   A C .    c) Kẻ   C K ⊥ A B ( K ∈ A B ) ,     A H   cắt   B M   tại   I  . Chứng minh   K , I , C   thẳng hàng. (ảnh 1)

a) Ta có \(\Delta ABC\) cân tại \(A\) và \(AH \bot BC\) tại \(H\) nên \(AH\) vừa là đường cao, vừa là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\).

b) Ta có \(BM \bot AC{\rm{ }}\left( {M \in AC} \right)\) nên \(\Delta BMC\) vuông tại \(M\), có \(BC\) là cạnh huyền.

Do đó, \(BM < BC\) (quan hệ giữa các cạnh trong tam giác)

Xét \(\Delta BMA\) vuông tại \(M\) có \(AB\) là cạnh huyền.

Do đó, \(BM < AB\) (1)

Lại có, tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) nên \(AB = AC\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(MB < AC\).

c) Xét \(\Delta KBC\) và \(\Delta MCB\) có:

\(BC\): chung (gt)

\(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\) (tam giác \(ABC\) cân)

\(\widehat {BKC} = \widehat {BMC} = 90^\circ \) (gt)

Suy ra \(\Delta KBC = \Delta MCB\) (ch – gn)

Suy ra \(KB = MC\) (hai cạnh tương ứng).

Lại có: \(\left\{ \begin{array}{l}AB = AK + KB\\AC = AM + MC\end{array} \right.\). Mà \(KB = MC\) (cmt)

Suy ra \(AK = AM\).

Xét \(\Delta KAI\) và \(\Delta MAI\), có:

\(AI\) chung (gt)

\(AK = AM\) (cmt)

\(\widehat {AKI} = \widehat {AMI} = 90^\circ \) (gt)

Suy ra \(\Delta KAI = \Delta MAI\) (ch – cgv)

Suy ra \(KI = MI\) (hai cạnh tương ứng)

Xét \(\Delta KIB\) và \(\Delta MIC\) có:

\(\widehat {IKB} = \widehat {IMC} = 90^\circ \)

\(IK = IM\) (cmt)

\(KB = MC\) (cmt)

Suy ra \(\Delta KIB = \Delta MIC\) (2cgv)

Suy ra \(\widehat {KIB} = \widehat {MIC}\) (hai góc tương ứng)

Mà hai góc ở vị trí đối đỉnh.

Suy ra \(K,I,C\) thẳng hàng.

Lời giải

Hướng dẫn giải

a) Các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là: \(M = \left\{ {1;2;3;4;5;6;7} \right\}\).

Do đó, có 7 kết quả có thể xảy ra khi rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp.

b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố: “Rút được thẻ ghi số chẵn” là: \(A = \left\{ {2;4;6} \right\}\).

Do đó, có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

c) Kết quả thuận lợi cho biến cố \(B\): “Rút được thẻ ghi số là số chia cho 5 dư 2” là: \(B = \left\{ {2;7} \right\}\).

Suy ra, xác suất của biến cố \(B\) là: \(\frac{2}{7}.\)

d) Kết quả thuận lợi cho biến cố \(C\): “Rút được thẻ ghi số là hợp số” là: \(C = \left\{ {4;6} \right\}\).

Do đó, xác suất của biến cố này là: \(\frac{2}{7}.\)