Câu hỏi:

25/07/2025 8 Lưu

Đọc thông tin sau: Theo thống kê, hiện nước ta có khoảng hơn 20% dân số là những đối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó khoảng trên 12 triệu người cao tuổi, gần 7 triệu người khuyết tật, người có vấn đề sức khỏe tâm thần, 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 2 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm, 234.000 người nhiễm HIV được phát hiện, khoảng 30.000 nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình. Ngoài ra, còn các đối tượng là phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị mua bán, bị xâm hại, hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố cần được sự trợ giúp của Nhà nước và xã hội.

Anh/ chị có nhận xét gì về vai trò và hệ thống chính sách an sinh xã hội được thể hiện trong thông tin trên?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. An sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội.

2. Hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện nay ở Việt Nam bao gồm: Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách trợ giúp xã hội, chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

3. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo: Hỗ trợ người lao động nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia th trường lao động để có thu nhập, từng bước bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân; đặc biệt là người nghèo, thanh niên, lao động dễ bị tổn động lên cuộc sống, góp phần chuyển đổi cơ cấu việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, xoá đói, giảm nghèo và ổn định xã hội.

4. Chính sách bảo hiểm xã hội: Hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, hết tuổi lao động. Gồm một số chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,...

5. Chính sách trợ giúp xã hội: Bảo vệ phổ cập đối với mọi thành viên trong xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro. Nó bao gồm: các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, người khuyết tật nặng, trẻ mồ côi,...) và trợ cấp xã hội đột xuất cho người dân khi gặp phải những rủi ro, khó khăn bất ngờ như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh,... giúp họ ổn định cuộc sống.

6. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản: Hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu như các chính sách về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin,... đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số.

 7. An sinh xã hội ra đời nhằm bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, trước những rủi ro trong cuộc sống. Mỗi công dân cần nhận thức đúng đắn về vai trò của an sinh xã hội, tích cực tham gia và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các chính sách về an sinh xã hội để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Vai trò của an sinh xã hội

8. Đối với đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội:

+ Hỗ trợ người dân chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và môi trường tự nhiên, bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của người dân.

+  Trợ giúp xã hội cho những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương khi không có khả năng tạo thu nhập.

9. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội:

+ Góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

+  Góp phần đảm bảo công bằng xã hội, đóng góp vào sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế bền vững, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

10 Đối với nhà nước:

+ Hệ thống chính sách xã hội đồng bộ, toàn diện, bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân, giúp nhà nước giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước.

+ Giữ vững ổn định chính trị, xã hội và củng cố quốc phòng an ninh.

Nhận xét vai trò và hệ thống chính sách an sinh xã hội được thể hiện trong thông tin

Trong tình huống trên vai trò của an sinh xã hội đó là

11. Trợ giúp xã hội cho những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương khi không có khả năng tạo thu nhập. Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với những đối tượng yếu thế trong xã hội trong đó khoảng trên 12 triệu người cao tuổi, gần 7 triệu người khuyết tật, người có vấn đề sức khỏe tâm thần, 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 2 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm, 234.000 người nhiễm HIV được phát hiện, khoảng 30.000 nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình

12. từ đó góp phần đảm bảo công bằng xã hội, đóng góp vào sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế bền vững, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa

13. đồng thời bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân, giúp nhà nước giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước.

14. Trong thông tin hệ thống chính sách an sinh xã hội được thể hiện  đó chính sách trợ giúp xã hội:

15. Bảo vệ phổ cập đối với mọi thành viên trong xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro.

16. Nó bao gồm: các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, người khuyết tật nặng, trẻ mồ côi,...) và trợ cấp xã hội đột xuất cho người dân khi gặp phải những rủi ro, khó khăn bất ngờ như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh,... giúp họ ổn định cuộc sống.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

 Đọc tình huống sau: Nam và Lan là hai học sinh lớp 9 trong một vùng quê đang phát triển. Gần đây, gia đình Nam gặp khó khăn về tài chính vì bố của Nam bị tai nạn lao động và phải nghỉ việc một thời gian dài. Nam thấy mẹ mình chật vật xoay xở chi phí điều trị và không hiểu tại sao gia đình không được hỗ trợ gì. Khi Lan hỏi, Nam cho biết bố cậu không tham gia bảo hiểm xã hội do làm việc tự do và không có hợp đồng lao động.

Lan giải thích rằng nếu bố của Nam có tham gia bảo hiểm xã hội, gia đình Nam có thể được hỗ trợ tài chính trong lúc khó khăn này, như chi trả tiền khám chữa bệnh hoặc nhận trợ cấp tai nạn lao động. Lan kể rằng mẹ cô cũng từng mất việc trong đại dịch COVID-19, nhưng nhờ tham gia bảo hiểm xã hội, gia đình vẫn nhận được trợ cấp thất nghiệp và ổn định cuộc sống.

Lan cũng chia sẻ rằng ngoài bảo hiểm xã hội, gia đình cô đã nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách an sinh xã hội, như chương trình phát gạo cứu trợ và ưu đãi cho học sinh nghèo vượt khó. Lan nhấn mạnh: "Bảo hiểm xã hội và các chính sách an sinh xã hội giống như tấm lưới an toàn, giúp mọi người vượt qua khó khăn bất ngờ trong cuộc sống."

Nghe vậy, Nam bắt đầu suy nghĩ về việc tham gia bảo hiểm xã hội trong tương lai và nhận ra tầm quan trọng của các chính sách này đối với cuộc sống của mỗi người dân.

a. Từ tình huống trên, em hãy giải thích tại sao bảo hiểm xã hội là cần thiết cho mỗi gia đình. Nếu là Nam, em sẽ làm gì để thực hiện trách nhiệm công dân về vấn đề đó?

b. Từ tình huống trên, em hãy đánh giá sự cần thiết của an sinh xã hội trong việc đảm bảo cuộc sống cho người dân. Học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội.

Lời giải

Khái niệm bảo hiểm và vai trò của bảo hiểm xã hội:

- Khái niệm bảo hiểm: Bảo hiểm là sự đảm bảo tài chính do tổ chức bảo hiểm cung cấp để khắc phục rủi ro.

- Vai trò của bảo hiểm xã hội: Đảm bảo thu nhập, hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn như ốm đau, hưu trí.

Sự cần thiết của bảo hiểm xã hội:

- Bảo vệ người lao động trước rủi ro (bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp).

- Thúc đẩy công bằng xã hội, đảm bảo đời sống ổn định cho các đối tượng yếu thế.

Loại hình bảo hiểm mà học sinh có thể tham gia:

- Bảo hiểm y tế học sinh.

Hành động cụ thể để thực hiện trách nhiệm công dân về bảo hiểm:

- Tích cực tham gia bảo hiểm y tế học sinh.

- Tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm xã hội cho gia đình và cộng đồng.

- Gương mẫu trong việc tuân thủ quy định về bảo hiểm.

Khái niệm và vai trò của an sinh xã hội:

- Khái niệm: An sinh xã hội là hệ thống các chính sách nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho mọi người.

- Vai trò: Giảm bất bình đẳng, nâng cao chất lượng sống, ổn định xã hội.

Sự cần thiết của an sinh xã hội:

- Đảm bảo quyền lợi cho người lao động và những người yếu thế trong xã hội.

- Thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

Chính sách an sinh xã hội hiện hành ở Việt Nam:

- Trợ cấp thất nghiệp.

- Hỗ trợ người cao tuổi không nơi nương tựa.

Một hành động cụ thể để học sinh góp phần xây dựng an sinh xã hội:

- Tham gia quyên góp, giúp đỡ người nghèo hoặc gia đình chính sách.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về an sinh xã hội trong gia đình, trường học và cộng đồng.

Câu 2

Đọc thông tin sau: Cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế tại nhiều khu vực miền núi và đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là trong các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Dương, và Thanh Hóa. Mưa lớn và lũ lụt do bão đã phá hủy hàng nghìn ngôi nhà, công trình hạ tầng giao thông và hoa màu của người dân. Các tỉnh miền núi đối mặt với tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng, làm gián đoạn giao thông và sản xuất. Ước tính tổng thiệt hại từ cơn bão lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Để đối phó với thiệt hại này, Chính phủ đã triển khai các chính sách an sinh xã hội khẩn cấp, bao gồm việc hỗ trợ tài chính cho các gia đình bị ảnh hưởng, cung cấp lương thực, vật tư cứu trợ và khôi phục cơ sở hạ tầng. Các địa phương đã nhận được hướng dẫn về việc phân bổ ngân sách và vật tư cứu trợ để nhanh chóng khắc phục hậu quả, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội cho người dân vùng bị bão ảnh hưởng​. ( nguồn: tổng hợp từ BAO DIEN TU VTV và baochinhphu.vn

Câu hỏi:  Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, việc ứng phó với thiên tai như cơn bão số 3 có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế? Các chính sách an sinh xã hội mà Chính phủ triển khai trong giai đoạn này đóng vai trò như thế nào trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của cơn bão đối với người dân và nền kinh tế?

Lời giải

I. Lí thuyết về Tăng trưởng và Phát triển Kinh tế (5 ý)

1. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia qua thời gian, thường được đo bằng tỷ lệ phần trăm tăng trưởng GDP hàng năm. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự mở rộng của nền kinh tế trong ngắn hạn và là chỉ số quan trọng để đo lường mức độ phát triển của quốc gia.

2. Phát triển kinh tế không chỉ là tăng trưởng kinh tế mà còn bao gồm các yếu tố như cải thiện chất lượng sống, giảm nghèo, tăng cường cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, và nâng cao mức sống của người dân. Phát triển kinh tế bền vững chú trọng vào cả tăng trưởng kinh tế và việc bảo đảm quyền lợi của các thế hệ tương lai.

3. Tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế: Thiên tai, như bão lũ, có thể làm gián đoạn sản xuất, gây thiệt hại về tài sản và hạ tầng, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu có sự phục hồi nhanh chóng, tác động dài hạn có thể được giảm thiểu.

4. Khả năng phục hồi và phát triển bền vững: Mặc dù thiên tai có thể gây gián đoạn, nhưng một nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt với các chính sách hỗ trợ sẽ giúp nền kinh tế nhanh chóng quay lại quỹ đạo phát triển. Điều này đòi hỏi có sự phối hợp giữa các yếu tố như cơ sở hạ tầng, nguồn lực và chính sách phù hợp.

5. Tác động của thiên tai đến các ngành kinh tế: Thiên tai ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, và giao thông vận tải, gây thiệt hại về sản xuất và làm giảm hiệu quả của các ngành này, tác động tiêu cực đến GDP và sự phát triển kinh tế dài hạn.

II. Chính sách An sinh xã hội (5 ý)

6. Chính sách an sinh xã hội bao gồm các biện pháp và chương trình của chính phủ nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, bao gồm quyền sống, quyền được chăm sóc sức khỏe, giáo dục và bảo vệ xã hội khỏi các rủi ro (như thiên tai, bệnh tật, tai nạn).

7. Mục tiêu của chính sách an sinh xã hội là bảo vệ các nhóm yếu thế trong xã hội, đặc biệt là người nghèo, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai và các khủng hoảng xã hội khác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và công bằng xã hội.

8. Chính sách cứu trợ khẩn cấp trong trường hợp thiên tai, như cơn bão số 3, là một phần quan trọng của chính sách an sinh xã hội, nhằm đảm bảo những người bị ảnh hưởng có thể hồi phục nhanh chóng về mặt tài chính, vật chất và tinh thần.

9. Hỗ trợ tài chính trực tiếp: Chính phủ có thể hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các gia đình bị thiệt hại nặng nề, giúp họ tái thiết cuộc sống và khôi phục sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai.

10. Khôi phục cơ sở hạ tầng và phục hồi sản xuất: Chính sách an sinh xã hội cũng bao gồm các biện pháp khôi phục cơ sở hạ tầng giao thông, cung cấp vật tư cứu trợ cho sản xuất nông nghiệp, giúp người dân và cộng đồng phục hồi nhanh chóng sau thiên tai.

III. Phân tích Câu hỏi: Ảnh hưởng của bão số 3 và chính sách an sinh xã hội (6 ý)

1. Ảnh hưởng của bão số 3 đến tăng trưởng và phát triển kinh tế

11. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng: Bão số 3 đã phá hủy nhiều ngôi nhà và công trình hạ tầng giao thông, dẫn đến gián đoạn giao thông, làm giảm khả năng lưu thông hàng hóa và dịch vụ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến GDP và tốc độ tăng trưởng.

12. Thiệt hại sản xuất nông nghiệp: Bão gây thiệt hại nặng nề cho hoa màu và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ở các tỉnh miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. Thiệt hại này làm giảm năng suất nông nghiệp, gây khó khăn cho nền kinh tế nông thôn và gia tăng nghèo đói.

13. Gián đoạn kinh tế và giảm thu nhập: Các ngành kinh tế như xây dựng, nông nghiệp, và du lịch bị gián đoạn do bão, dẫn đến giảm thu nhập và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, làm chậm quá trình phục hồi nền kinh tế.

14. Tăng chi phí phục hồi: Chính phủ và các địa phương phải chi tiêu lớn để khôi phục cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người dân, làm tăng chi phí ngân sách, dẫn đến giảm khả năng chi cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

15. Ảnh hưởng đến quá trình phục hồi hậu đại dịch: Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, bão số 3 làm gián đoạn kế hoạch phục hồi, gây khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

2. Chính sách an sinh xã hội trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực

16. Chính sách an sinh xã hội giúp ổn định xã hội và khôi phục nền kinh tế: Các biện pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp, cung cấp vật tư cứu trợ và khôi phục cơ sở hạ tầng giúp người dân ổn định cuộc sống, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế nhanh chóng. Chính sách phân bổ ngân sách hợp lý và hỗ trợ người dân trong thời gian ngắn hạn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai đối với nền kinh tế và xã hội.

Kết luận

Qua ba phần phân tích trên, có thể thấy rằng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, bão số 3 gây thiệt hại lớn nhưng các chính sách an sinh xã hội mà Chính phủ triển khai đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đối với người dân và nền kinh tế. Những biện pháp hỗ trợ tài chính, cung cấp vật tư cứu trợ, khôi phục cơ sở hạ tầng, và phân bổ ngân sách hợp lý giúp nền kinh tế phục hồi nhanh chóng và bền vững.

Câu 3

Thông tin

Với chủ trương “không để ai bị bỏ lại phía sau”, các chính sách an sinh xã hội được triển khai với nhiều nội dung vượt chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 10/6/2012, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa XI) về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Chẳng hạn, có 5/26 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn (nhà ở cho người có công, trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, tỷ lệ đi học đúng tuổi, bảo hiểm y tế, tiêm chủng mở rộng); 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020 (tiêu biểu như: mức trợ cấp người có công; thất nghiệp chung; thất nghiệp thành thị; giảm nghèo chung; giảm nghèo tại các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao; thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo; trợ giúp xã hội đột xuất; trẻ em đi học trung học cơ sở đúng tuổi; người biết chữ từ 15 tuổi...).

Bên cạnh đó, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam cũng liên tục tăng trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc từ vị trí 128/187 năm 2011 lên vị trí 117 năm 2020... đã cho thấy một thực tế đáng ghi nhận là mức sống, sức khỏe và tuổi thọ của người Việt Nam không ngừng được nâng lên. Những kết quả trên đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển vững mạnh, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, chính sách an sinh xã hội đã và đang được triển khai sâu rộng và toàn diện.

Câu hỏi:

a/ Xác định các chính sách an sinh xã hội được thể hiện trong thông tin trên.

b/ Hãy đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được thể hiện trong thông tin trên?

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Cho thông tin sau: Trong những năm qua, với mục tiêu tạo điều kiện phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thông qua nhiều các Nghị định Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, có Quyết định số 2123/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2010 – 2015; Nghị định số 57/2017NĐ-CP ngày 09/05/2017 của Chính phủ, về chính sách ưu tiên tuyển sinh, hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh vên các dân tộc thiểu số rất ít người (dưới 10.000 người). Thực hiện các chính sách trên, cơ sở vật chất trường, lớp các thôn, bản có học sinh dân tộc thiểu số rất ít người đã được đầu tư, xây dựng; chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được nâng lên.

Câu hỏi : Việc đầu tư vào cơ sở vật chất, hỗ trợ học tập và nâng cao chất lượng giáo viên ở các vùng có dân tộc thiểu số rất ít người là một phần trong chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Theo bạn, những chính sách này có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ, và tri thức truyền thống của các dân tộc thiểu số? Hãy nêu quan điểm của bạn về cách mà các chính sách an sinh xã hội không chỉ hỗ trợ kinh tế mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Cho thông tin sau: Trong những năm qua, với mục tiêu tạo điều kiện phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thông qua nhiều các Nghị định Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, có Quyết định số 2123/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2010 – 2015; Nghị định số 57/2017NĐ-CP ngày 09/05/2017 của Chính phủ, về chính sách ưu tiên tuyển sinh, hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh vên các dân tộc thiểu số rất ít người (dưới 10.000 người). Thực hiện các chính sách trên, cơ sở vật chất trường, lớp các thôn, bản có học sinh dân tộc thiểu số rất ít người đã được đầu tư, xây dựng; chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được nâng lên.

Câu hỏi:

a. Bằng kiến thức đã học em hãy cho biết chính sách ưu tiên tuyển sinh, hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh vên các dân tộc thiểu số rất ít người là chính sách gì? Giải thích tại sao Nhà nước ta lại triển khai thực hiện chính sách đó (rViệc thực hiện chính sách trên có vai trò như thế nào đối với các dân tộc ít người ở nước ta)?

b. Để các chính sách giáo dục đối với dân tộc thiểu số rất ít người thực sự trở thành công cụ cải thiện an sinh xã hội, theo em cần phải bổ sung những biện pháp gì để hỗ trợ các gia đình nghèo khó, có hoàn cảnh đặc biệt?

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP