Câu hỏi:
30/10/2019 1,380Hỗn hợp X gồm một a-amino axit no, mạch hở A chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lit dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lit CO2 (dktc). Đốt 0,01a mol dipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lit O2 (dktc). Giá trị của V là :
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án B
Qui đổi hỗn hợp X thành :
C2H3ON : 0,1 + 0,025.5 = 0,225 mol
CH2 : x mol
H2O : 0,1 + 0,025 = 0,125 mol
Ta có : nOxi = a = 2,25.0,225 + 0,1x(1)
nCO2 = x + 0,45
Khi rót từ từ HCl vào Y thu được dung dịch chứa các ion như sau :
Na+ (1,2 mol) ; Cl- (0,8a mol) ; HCO3- (x + 0,45 – 0,645 = x – 0,195)
Bảo toàn điện tích : 0,8a + x – 0,195 = 1,2 (2)
Từ (1), (2) => a = 1,18125 ; x = 0,45
NH2RCOOH -> Gly + CH2
0,225 -> 0,45
=> k = 2
Xác định amino axit là C4H9NO2
=> Đipeptit tạo ra từ amino axit trên là C8H16N2O3
nOxi = 1,18125 => nPeptit = 0,018125 mol
C8H16N2O3 + 10,5O2 -> 8CO2 + 8H2O + N2
=> nO2 = 0,12403125 mol
=> V = 2,7783 lit
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho hỗn hợp Z gồm peptit mạch hở X và amino axit Y (MX > 4MY) với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1. Cho m gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch T phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng?
Câu 2:
Hỗn hợp M gồn một peptit X và nột peptit Y ( mỗi peptit được cấu tạo từ một loại amino axit, tổng số nhóm – CO – NH – trong hai phân tử X và Y là 5) với tỉ lệ số mol nx: ny = 1:3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. M có giá trị là
Câu 3:
X là peptit có dạng CxHyOzN6, Y là peptit có dạng CnHmO6Nt ( X, Y đều được tạo bởi các amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH). Để phản ứng vừa đủ với 32,76 gam hỗn hợp E ( thành phần gồm X và Y) cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 32,76 gam E, toàn bộ sản phẩm cháy ( gồm CO2, H2O, và N2) được dẫn vào nước vôi trong dư đến phản ứng hoàn toàn, thu được 123,00 gam kết tủa; và khối lượng dung dịch thay đổi a gam so với trước phản ứng. Sự thay đổi của a là
Câu 4:
Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các a-amino axit đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2 chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m là :
Câu 5:
Cho m gam hỗn hợp E gồm peptit X và 1 amino axit Y (trong đó khối lượng của X lớn hơn 20) được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1, tác dụng với 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch G chứa (m + 12,24)g hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch G phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch H chứa 63,72g hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với :
Câu 6:
Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít khí O2 (đktc) . Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy ( CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất dưới đây ?
Câu 7:
Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và một amino axit có công thức dạng CmH2m+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 8,52 gam hỗn hợp E tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 12,90 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 8,52 gam hỗn hợp E tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được x gam muối. Giá trị của x là
về câu hỏi!