Câu hỏi:
04/01/2021 2,147Hai câu văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Ánh trăng vằng vặc đã gội tràn trề xuống hai gương mặt đầm đìa nước mắt áp lên nhau và hai mớ tóc ngắn dài trộn với nhau. Hương hoa cau và hoa lí sáng và ấm đã xao xuyến lên bởi những tiếng khóc dồn dập vỡ lở ở một góc vườn rì rì tiếng dế.
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án: C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn văn sau dưới đây:
Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.
Hãy cho biết đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào.
Câu 2:
Đọc đoạn văn sau dưới đây:
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Hãy cho biết đoạn văn trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào.
Câu 3:
Đoạn văn sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
Chúng tôi vừa mới đến cổng vườn nhà ông Hào, mợ Du ở một bụi râm bụt lao sầm ra, ôm chặt lấy thằng Dũng vừa nức nở kêu tên Dũng:
- Dũng! Dũng! Dũng có nhớ mợ không? Bà có đánh Dũng không? Cậu có bênh Dũng không? Dũng có nhớ mợ không? Có thương mợ không?
Dũng không đáp, ngả đầu vào vai mẹ mếu máo:
- Hự, hự... mợ về nhà với con cơ!
Mợ Du hôn rối rít vào má, vào trán, vào cằm Dũng rồi khóc nức nở:
- Trời ơi! Trời ơi! Mợ chết mất! Dũng ơi! Dũng ơi!
Ánh trăng vằng vặc đã gội tràn trề xuống hai gương mặt đầm đìa nước mắt áp lên nhau và hai mớ tóc ngắn dài trộn với nhau. Hương hoa cau và hoa lí sáng và ấm đã xao xuyến lên bởi những tiếng khóc dồn dập vỡ lở ở một góc vườn rì rì tiếng dế.
Tôi dần thấy nghẹn ở cổ. Tôi phải bưng lấy mặt và quay đi chỗ khác: “Mợ ơi! Mợ ơi!”.
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
Câu 4:
Đọc đoạn văn sau dưới đây:
Hắn về lần này trông khác hằn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết! Hắn mặt cái quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!
(Chí Phèo, Nam Cao )
Hãy cho biết đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào.
Câu 5:
Đọc đoạn văn sau dưới đây:
“Âm nhạc là phương tiện truyền tải cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn […] Âm nhạc là chất xúc tác lãng mạn, thi vị làm khuấy động xúc cảm. Thứ hình dung những thước phim lãng mạn sẽ buồn tẻ, vô hồn đến nhường nào nếu không có giai điệu của những bản tình ca. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “Từng nốt nhạc chạm vào da thịt tôi, vuốt ve xoa dịu nỗi cô đơn tưởng như đã hóa thạch trong tâm hồn”. Âm nhạc là một người bạn chung thủy, biết chia sẻ. Khi buồn, nó là liều thuốc xoa dịu nỗi sầu, làm tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản… Khi vui, nó lại là chất xúc tác màu hồng tô vẽ cảm xúc giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống.”
(Dr Bernie S. Siegel, Quà tặng cuộc sống, biên dịch Thu Quỳnh – Hạnh Nguyễn, NXBTH TP.HCM, tr.111)
Hãy cho biết đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào.
Câu 6:
Đọc đoạn văn sau dưới đây:
“Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!”.
Theo em, đoạn văn trên có sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự hay không?
về câu hỏi!