a) Kết quả của phép trừ số nguyên dương cho số nguyên dương là số nguyên dương là phát biểu sai.
Ta có thể lấy ví dụ như sau:
Với hai số nguyên dương là 7 và 10 ta thực hiện phép trừ
7 – 10 = 7 + (– 10) = – 3 < 0
Ta được kết quả là – 3, đây là một số nguyên âm, không phải số nguyên dương.
b) Kết quả của phép trừ số nguyên dương cho số nguyên âm là số nguyên dương là phát biểu đúng.
Thật vậy, giả sử ta có số nguyên dương a bất kì đóng vai trò là số bị trừ và số nguyên âm – b đóng vai trò là số trừ. Khi đó ta thực hiện phép trừ:
a – (– b) = a + b
Vì – b là số nguyên âm, nên số đối của nó là b là một số nguyên dương
Do đó tổng a + b là một số nguyên dương, hay kết quả của phép trừ a – (– b) là một số nguyên dương.
c) Ta có tích hai số nguyên khác dấu là số nguyên âm.
Do đó kết quả của phép nhân số nguyên dương với số nguyên âm là số nguyên âm là phát biểu đúng.
i số nguyên âm là số nguyên âm.
về câu hỏi!