Câu hỏi:
11/07/2024 3,738Người ta sử dụng biểu thức T = (I – E) : 12 để biểu diễn số tiền tiết kiệm trung bình mỗi tháng của một người, trong đó I là tổng thu nhập và E là tổng chi phí trong một năm của người đó. Bác Dũng có số tiền tiết kiệm trung bình mỗi tháng là 3 triệu đồng và tổng chi phí cả năm là 84 triệu đồng. Tính tổng thu nhập cả năm của bác Dũng.
Câu hỏi trong đề: Giải SGK Toán 6 Chương 2: Số nguyên - Bộ Cánh diều !!
Bắt đầu thiQuảng cáo
Trả lời:
Bác Dũng có số tiền tiết kiệm trung bình mỗi tháng là 3 triệu đồng hay T = 3 triệu đồng.
Tổng chi phí cả năm của bác là 84 triệu đồng, hay E = 84 triệu đồng
Ta cần tìm tổng thu nhập I cả năm của bác Dũng.
Khi đó ta có biểu thức T = (I – E) : 12 với T = 3, E = 84
Thay T = 3 và E = 84 vào biểu thức trên ta được:
3 = (I – 84) : 12
Hay (I – 84) : 12 = 3
I – 84 = 3 . 12
I – 84 = 36
I = 36 + 84
I = 120.
Vậy tổng thu nhập cả năm của bác Dũng là 120 triệu đồng.
Hot: Đề thi cuối kì 2 Toán, Văn, Anh.... file word có đáp án chi tiết lớp 1-12 form 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Công ty An Bình có lợi nhuận ở mỗi tháng trong 4 tháng đầu năm là – 70 triệu đồng. Trong 8 tháng tiếp theo lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 60 triệu đồng. Sau 12 tháng kinh doanh, lợi nhuận của công ty An Bình là bao nhiêu tiền?
Câu 2:
Trong Hình 10, hãy tính (theo mét):
a) Khoảng cách giữa rặng san hô và người thợ lặn;
b) Khoảng cách giữa người thợ lặn và mặt nước;
c) Khoảng cách giữa mặt nước và con chim;
d) Khoảng cách giữa rặng san hô và con chim.
Câu 3:
Tính:
a) (– 15) . 4 – 240 : 6 + 36 : (– 2) . 3;
b) (– 25) + [(– 69) : 3 + 53)] . (– 2) – 8.
Câu 4:
Quan sát trục số sau:
a) Các điểm N, B, C biểu diễn những số nào?
b) Điểm nào biểu diễn số – 7?
Câu 5:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.
a) Kết quả của phép trừ số nguyên dương cho số nguyên dương là số nguyên dương.
b) Kết quả của phép trừ số nguyên dương cho số nguyên âm là số nguyên dương.
c) Kết quả của phép nhân số nguyên dương với số nguyên âm là số nguyên âm.
Câu 6:
Tìm số nguyên x, biết:
a) 4 . x + 15 = – 5;
b) (– 270) : x – 20 = 70.
Đề kiểm tra Giữa kì 2 Toán 6 có đáp án (Mới nhất) - Đề 1
Dạng 4: Một số bài tập nâng cao về lũy thừa
Đề kiểm tra Giữa kì 2 Toán 6 có đáp án (Mới nhất) - Đề 2
Đề thi Cuối học kì 2 Toán 6 có đáp án (Đề 1)
31 câu Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức Bài 1: Tập hợp có đáp án
Dạng 5: Giải các bài toán thực tế có liên quan đến đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng và trung điểm của đoạn thẳng có đáp án
Dạng 1: tỉ số của hai đại lượng có đáp án
Đề kiểm tra Giữa kì 2 Toán 6 có đáp án (Mới nhất) - Đề 11
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận