Câu hỏi:
15/12/2021 1,068Quan sát Hình 50.
a) Điểm I thuộc những đoạn thẳng nào?
b) Điểm I là trung điểm của những đoạn thẳng nào?
c) Điểm A không thuộc những đoạn thẳng nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Quan sát Hình 50, ta có:
Trong ba điểm thẳng hàng A, I, B điểm I nằm giữa hai điểm A và B nên I thuộc đoạn thẳng AB.
Trong ba điểm thẳng hàng C, I, D điểm I nằm giữa hai điểm C và D nên I thuộc đoạn thẳng CD.
b) Ta có I nằm giữa hai điểm A và B, IA = IB = 3cm nên I là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Ta có I nằm giữa hai điểm C và D, IC = ID = 4cm nên I là trung điểm của đoạn thẳng CD.
Vậy I là trung điểm của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD.
c) Điểm A khác hai điểm I, C và không nằm giữa hai điểm I và C nên điểm A không thuộc đoạn thẳng IC.
Điểm A khác hai điểm I, D và không nằm giữa hai điểm I và D nên điểm A không thuộc đoạn thẳng ID.
Điểm A khác hai điểm C, D và không nằm giữa hai điểm C và D nên điểm A không thuộc đoạn thẳng CD.
Điểm A khác hai điểm I, B và không nằm giữa hai điểm I và B nên điểm A không thuộc đoạn thẳng IB.
Vậy điểm A không thuộc các đoạn thẳng IC, ID, CD và IB.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nào thì AM + MB = AB?
Với ba điểm phân biệt A, B, M, ta có ba đoạn thẳng MA, MB, AB và MA + MB ≥ AB.
- Nếu M nằm giữa hai điểm A và B (tức là M thuộc đoạn thẳng AB) thì MA + MB = AB. Ngược lại, nếu MA + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B (Hình 52).
- Nếu M không nằm giữa hai điểm A và B (tức là M không thuộc đoạn thẳng AB) thì MA + MB > AB. Ngược lại, nếu MA + MB > AB thì điểm M không nằm giữa hai điểm A và B.
Áp dụng. Bạn Bình đi từ nhà đến trường theo một đường thẳng. Trên đường đến trường, bạn Bình lần lượt đi qua nhà bạn Cường và nhà bạn Long. Khoảng cách từ nhà bạn Bình đến nhà bạn Cường là 200 m, khoảng cách từ nhà bạn Cường đến nhà bạn Long là 300 m. Khoảng cách từ nhà bạn Bình đến trường là 1 200 m. Nhà bạn Cường và nhà bạn Long cách trường bao nhiêu mét?
Câu 2:
Hãy tìm một số hình ảnh về đoạn thẳng và trung điểm của đoạn thẳng trong thực tiễn.
Câu 3:
Trong Hình 51, biết AB = 4cm, BC = 7cm, CD = 3cm, AD = 9cm.
a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
b) So sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và độ dài đoạn thẳng AD.
Câu 4:
Quan sát đoạn thẳng AB trên giấy ô vuông (Hình 46). Gấp giấy sao cho điểm B trùng vào điểm A. Nếp gấp cắt đoạn thẳng AB tại điểm M. Hãy so sánh hai đoạn thẳng MA và MB
Câu 5:
Vẽ đoạn thẳng PQ. Vẽ điểm I thuộc đoạn thẳng PQ và điểm K không thuộc đoạn thẳng PQ.
Câu 6:
Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau đây:
a) Nếu điểm C là trung điểm của đoạn thẳng PQ thì điểm nằm giữa hai điểm , hai đoạn thẳng , bằng nhau.
b) Nếu điểm G nằm giữa hai điểm I, K và GI = GK thì điểm là trung điểm của đoạn thẳng .
về câu hỏi!