Câu hỏi:

12/07/2024 1,865

Khi nào thì AM + MB = AB?

Với ba điểm phân biệt A, B, M, ta có ba đoạn thẳng MA, MB, AB và MA + MB  ≥ AB.

- Nếu M nằm giữa hai điểm A và B (tức là M thuộc đoạn thẳng AB) thì MA + MB = AB. Ngược lại, nếu MA + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B (Hình 52).

- Nếu M không nằm giữa hai điểm A và B (tức là M không thuộc đoạn thẳng AB) thì MA + MB > AB. Ngược lại, nếu MA + MB > AB thì điểm M không nằm giữa hai điểm A và B.

Khi nào thì AM + MB = AB? Với ba điểm phân biệt A, B, M, ta có ba đoạn

Áp dụng. Bạn Bình đi từ nhà đến trường theo một đường thẳng. Trên đường đến trường, bạn Bình lần lượt đi qua nhà bạn Cường và nhà bạn Long. Khoảng cách từ nhà bạn Bình đến nhà bạn Cường là 200 m, khoảng cách từ nhà bạn Cường đến nhà bạn Long là 300 m. Khoảng cách từ nhà bạn Bình đến trường là 1 200 m. Nhà bạn Cường và nhà bạn Long cách trường bao nhiêu mét?

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Sách đề toán-lý-hóa Sách văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Khi nào thì AM + MB = AB? Với ba điểm phân biệt A, B, M, ta có ba đoạn

Đặt điểm A là vị trí nhà Bình, B là vị trí nhà Cường, C là vị trí nhà Long, D là vị trí trường học. 

Do quãng đường từ nhà Bình đến trường lần lượt đi qua nhà bạn Cường và nhà bạn Long nên điểm B nằm giữa điểm A và điểm C. Khi đó, ta có:

AB + BC = AC 

200 + 300 = AC

AC = 500.

Vì B nằm giữa A và D nên ta có AB + BD = AD

Mà AB = 200, AD = 1 200 

Suy ra 200 + BD = 1 200

BD = 1 200 – 200

BD = 1 000.

Suy ra quãng đường từ nhà Cường đến trường là 1 000 m.

Ta lại có C nằm giữa A và D nên AC + CD = AD.

Mà AC = 500 m, AD = 1 200 m.

Suy ra 500 + CD = 1 200

CD = 1 200 – 500

CD = 700 m.

Suy ra quãng đường từ nhà Long đến trường là 700 m.

Vậy quãng đường từ nhà Cường đến trường là 1 000 m và quãng đường từ nhà Long đến trường là 700 m.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Quan sát Hình 50.

a) Điểm I thuộc những đoạn thẳng nào? 

b) Điểm I là trung điểm của những đoạn thẳng nào? 

c) Điểm A không thuộc những đoạn thẳng nào? 

Quan sát Hình 50. a) Điểm I thuộc những đoạn thẳng nào

Xem đáp án » 15/12/2021 1,258

Câu 2:

Hãy tìm một số hình ảnh về đoạn thẳng và trung điểm của đoạn thẳng trong thực tiễn.

Xem đáp án » 12/07/2024 1,192

Câu 3:

Trong Hình 51, biết AB = 4cm, BC = 7cm, CD = 3cm, AD = 9cm.

a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCD. 

b) So sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và độ dài đoạn thẳng AD. 

Trong Hình 51, biết AB = 4cm, BC = 7cm, CD = 3cm, AD = 9cm

Xem đáp án » 15/12/2021 1,075

Câu 4:

Quan sát đoạn thẳng AB trên giấy ô vuông (Hình 46). Gấp giấy sao cho điểm B trùng vào điểm A. Nếp gấp cắt đoạn thẳng AB tại điểm M. Hãy so sánh hai đoạn thẳng MA và MB

Quan sát đoạn thẳng AB trên giấy ô vuông (Hình 46). Gấp giấy sao cho điểm B trùng

Xem đáp án » 15/12/2021 754

Câu 5:

Vẽ đoạn thẳng PQ. Vẽ điểm I thuộc đoạn thẳng PQ và điểm K không thuộc đoạn thẳng PQ.

Xem đáp án » 15/12/2021 716

Câu 6:

Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau đây:

a) Nếu điểm C là trung điểm của đoạn thẳng PQ thì điểm Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau đây: a) Nếu điểm C là trung điểm nằm giữa hai điểm Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau đây: a) Nếu điểm C là trung điểm,Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau đây: a) Nếu điểm C là trung điểm hai đoạn thẳng Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau đây: a) Nếu điểm C là trung điểm,Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau đây: a) Nếu điểm C là trung điểm bằng nhau.

b) Nếu điểm G nằm giữa hai điểm I, K và GI = GK thì điểm Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau đây: a) Nếu điểm C là trung điểm là trung điểm của đoạn thẳng Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau đây: a) Nếu điểm C là trung điểm.

Xem đáp án » 15/12/2021 627

Bình luận


Bình luận