Câu hỏi:

21/03/2022 386

Cho đoạn mạch như hình vẽ:

Cho đoạn mạch như hình vẽ:R1= 4Ω , R2= 9Ω , Đèn ghi 6 V- 12 W (bỏ qua điện trở dây nối).Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một hiệu điện thế không đổi 18 V. (ảnh 1)

R1= 4Ω , R2= 9Ω , Đèn ghi 6 V- 12 W (bỏ qua điện trở dây nối).

Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một hiệu điện thế không đổi 18 V.

a. Tính điện trở của đoạn mạch AB?
b. Tính công suất điện trên đoạn mạch AB?
c. Giả sử giá trị của điện trở R2có thể thay đổi được. Tìm giá trị của R2để đèn sáng bình thường?

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Tóm tắt:

R1= 4Ω , R2= 9Ω

Udm= 6 V, Pdm= 12 W

U = 18 V

Hỏi:

a. RN= ?

b. PN= ?

c. R2thay đổi, đèn sáng bình thường tìm R2= ?

Lời giải:

Mạch ngoài gồm: R1 nt (R2 // Rđ)

a. Điện trở của đèn là: \({R_d} = \frac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}} = \frac{{{6^2}}}{{12}} = 3\Omega \)

Điện trở của đoạn mạch R2//Rđlà: \({R_{2d}} = \frac{{{R_2}{R_d}}}{{{R_2} + {R_d}}} = \frac{{9.3}}{{9 + 3}} = 2,25\Omega \)

Điện trở của đoạn mạch AB là: RN= R1+ R2d= 4 + 2,25 = 6,25\(\Omega \)

b. Công suất điện trên đoạn mạch AB là \[{P_N} = \frac{{{U^2}}}{{{R_N}}} = \frac{{{{18}^2}}}{{6,25}} = 51,84W\]

c. Cường độ dòng điện định mức của bóng đèn: \({I_{dm}} = \frac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \frac{{12}}{6} = 2A\)

Để đèn sáng bình thường thì:

Iđ = Idm = 2A;

Uđ= Udm= 6V

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch (R2//Rd) là U2d= Uđ= 6V

Hiệu điện thế hai đầu R1là: U1 = U– U2d= 18 – 6 = 12V

Ta có:

\({I_1} = {I_{2d}} \Leftrightarrow \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{U_{2d}}}}{{{R_{2d}}}} \Leftrightarrow \frac{1}{{{R_{2d}}}} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}.{U_{2d}}}}\)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_d}}} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}.{U_{2d}}}} \Leftrightarrow \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{3} = \frac{{12}}{{4.6}}\)

\( \Leftrightarrow {R_2} = 6\Omega \)

Vậy để đèn sáng bình thường thì R2= 6\(\Omega \)

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Với điện trường như thế nào thì có thể viết hệ thức U = E.d?

Xem đáp án » 21/03/2022 25,119

Câu 2:

Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu mạch tăng hai lần thì trong cùng khoảng thời gian năng lượng tiêu thụ của mạch

Xem đáp án » 21/03/2022 5,301

Câu 3:

Một điện tích q = 2.10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng của lực F = 4.10-3 N. Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại điểm M có độ lớn là

Xem đáp án » 21/03/2022 3,121

Câu 4:

Cho điện tích q = - 3,2.10-19C di chuyển dọc theo phương đường sức và ngược chiều vectơ cường độ điện trường từ M đến N dài 20 cm trong điện trường đều E = 1000 V/m. Công của lực điện trường làm điện tích q di chuyển từ M đến N

Xem đáp án » 21/03/2022 2,087

Câu 5:

Hai điện tích \[{q_1} = {6.10^{ - 8}}C;{q_2} = {2.10^{ - 8}}C\] đặt tại 2 điểm A và B cách nhau 30 cm trong chân không. Tính cường độ điện trường tổng hợp do điện tích q1và q2gây ra tại M với M nằm trên AB và AM = 60 cm; BM = 30 cm.

 Hai điện tích \[{q_1} = {6.10^{ - 8}}C;{q_2} = {2.10^{ - 8}}C\] đặt tại 2 điểm A và B cách nhau 30 cm trong chân không. Tính cường độ điện trường tổng hợp do điện tích q1và q2gây ra tại M vớ (ảnh 1)

Xem đáp án » 21/03/2022 1,410

Câu 6:

Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện

Xem đáp án » 21/03/2022 1,215

Câu 7:

Cho hệ gồm 3 quả cầu kim loại tích điện và điện tích các quả cầu lần lượt là là + 3 C, - 7 C và + 7 C. Khi đó điện tích của hệ

Xem đáp án » 21/03/2022 955

Bình luận


Bình luận