Câu hỏi:
13/07/2024 954Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không? Hãy viết đoạn văn trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mẫu 1
Đối với những tiểu thuyết dài, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, việc tác phẩm được kể bởi người kể chuyện toàn tri giúp người đọc có thể nắm bắt mạch truyện tốt hơn, dễ dàng hơn, hiểu rõ được tâm tư, tình cảm, thái độ của từng nhân vật. Tuy nhiê,n đối với những tác phẩm tự sự ngắn, việc người kể chuyện ngôi thứ ba thực hiện chức năng toàn tri có thể sẽ tước đi cơ hội tưởng tượng và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người đọc đọc. Nếu tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri, tác phẩm đó sẽ chỉ có một cách lý giải, có một thái độ đánh giá được hướng dẫn sẵn, và khó có được được sự đồng sáng tạo nơi người đọc. Vì vậy, sự phối kết hợp giữa việc người kể chuyện thực hiện và không thực hiện chức năng toàn tri trong từng đoạn truyện có thể đem đến hiệu quả tốt nhất cho một tác phẩm tự sự.
Mẫu 2
Một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm cúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lỹ, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc tác phẩm đó.
Mẫu 3
Mỗi nhà văn sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để quyết định tác phẩm tự sự kể ở ngôi nào.Phần lớn sẽ có hai sự lựa chọn cơ bản, kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Người kể chuyện toàn tri là người kể ở ngôi thứ ba. Đây là ngôi kể không hóa thân vào bất kì nhân vật nào, tựa như người chứng kiến, họ sẽ viết nên tâm tư, hành động của từng nhân vật một cách khách quan. Kể chuyện bởi người toàn trí đem lại nhiều hấp dẫn cho bạn đọc, tuy nhiên, nếu sử dụng ngôi kể không đúng cách thì chắc chắn rằng, đó sẽ là một tác phẩm thảm họa. Vậy nên, lựa chọn kể chuyện ở ngôi kể thứ ba - người toàn tri cần có sự đảm bảo hài hòa giữa nhiều yếu tố. Miễn đó là một tác phẩm hay về nội dung, hấp dẫn về hình thức thì tôi đều hứng thú.
Mẫu 4
Thông thường, đối với những tác phẩm tự sự, người kể chuyện sẽ chính là nhân vật trong câu chuyện được xưng dưới đại từ xưng hô “tôi”, tuy nhiên, đâu đó vẫn có những câu chuyện được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Nghĩa rằng, đây là người giúp chúng ta nhìn nhận hoàn cảnh, tâm tư, hành động của từng nhân vật một cách khách quan chứ không chủ quan như câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất. Với tôi, dù kể chuyện ở bất kì ngôi thứ nào, miễn là câu chuyện được miêu tả logic để có bài học cho con người, cùng với đó là yếu tố hình thức chỉn chu, khéo léo thì tôi đều hứng thú. Một tác phẩm dù được kể bởi người kể chuyện toàn tri nhưng không đem đến ý nghĩa, mục đích nào thì chẳng là một tác phẩm đáng để đọc. Hoặc tác phẩm được trình bày thiếu khoa học, lời văn đứt gãy thì cũng không là tác phẩm nên bắt đầu đọc.
Mẫu 5
Các tác phẩm tự sự thường được kể bởi người kể chuyện toàn tri hoặc từ điểm nhìn của các nhân vật (hạn tri). Có người cho rằng, người kể chuyện toàn tri là một ước vọng phi thực tế. Vì vậy mà họ thích câu chuyện được kể từ điểm nhìn của các nhân vật trong truyện hơn. Nhưng cũng có người lại thích đọc tác phẩm được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Vì khi đó người đọc có được cái nhìn bao quát về sự việc. Dù tác phẩm tự sự có được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không, tôi cũng đều hứng thú nếu tác phẩm đó có một cốt truyện hấp dẫn hay ngôn từ và thông điệp hay, ý nghĩa. Người kể chuyện của tác phẩm với tôi chỉ là một yếu tố.
Mẫu 6
Đối với một tác phẩm tự sự thì ngoài nhân vật, tình huống truyện còn có điểm nhìn. Điểm nhìn là rất quan trọng đối với tác phẩm. Có người cho rằng cảm thấy hứng thu khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của lịch sử và những lý do và suy nghĩ không được thể hiện của các nhân vật khác nhau. Họ là một nhân chứng nhìn thấy mọi thứ và là người có quan điểm đặc quyền về hành động. Vậy nên, khi là một người kể chuyện toàn tri sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều, và sẽ tạo nên sự hứng thú với người đọc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bạn cảm nhận như thế nào về thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin? Theo bạn, Giăng Van-giăng có thể đã "thì thầm bên tai Phăng-tin" điều gì sau khi chị qua đời?
Câu 2:
Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?
Câu 3:
Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào? Hãy nhận xét của bạn về thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này.
Câu 4:
Trong đoạn trích này, theo bạn, điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?
Câu 6:
Phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích.
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!