Câu hỏi:
29/06/2022 719Kể lại cuộc trò chuyện của em và nhân vật theo hình thức một câu chuyện hoặc một bài phỏng vấn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Căn cứ vào những câu hỏi và câu trả lời (dự kiến) từ câu 1 và câu 2, thể hiện lại cuộc trò chuyện của em với nhân vật. Có thể trình bày như một bài phỏng vấn (xem lại phần Đọc và trải nghiệm cùng nhân vật và phần Đọc và trò chuyện cùng tác giả trong SGK (tr. 106 - 108)).
* Bài văn mẫu tham khảo:
Màn đêm đã buông xuống ôm trọn một ngày hè oi ả. Gió lồng lộng thổi, không khí đã dịu mát hơn. Em cùng bà nằm trên chiếc chõng tre, bà kể cho em nghe câu chuyện “Cây khế”. Giọng nói của bà sao mà dịu dàng, nhẹ nhàng quá, đang lắng tai nghe, em bỗng mơ màng chìm vào giấc ngủ. Trong mơ, em đã gặp được nhân vật người em trong câu chuyện “Cây khế”. Đó quả là một cuộc gặp gỡ thú vị, đáng nhớ.
Em như được quay ngược về quá khứ, trở lại không gian của làng quê Việt Nam ta thuở trước. Trước mắt em hiện lên hình ảnh của một ngôi nhà tranh khá cũ kĩ, một khoảng sân nhỏ, trong khoảng sân đó có một cây khế ngọt. Dưới gốc cây, có một người đàn ông đang đứng bần thần, ngước mắt nhìn lên từng chùm lá khế xanh tươi. Người đàn ông này mặc trên mình bộ trang phục quý phái, sang trọng làm bằng lụa tơ tằm, tóc búi củ hành, trông vô cùng quyền quý. Nhưng gương mặt, ánh mắt nhìn cây khế lại bô cùng bi thương, đượm buồn. Em đoán đây là nhân vật người em trong câu chuyện “Cây khế”. Sau khi người anh ra đi, người em trở nên giàu có, nhưng có vẻ cái chết của người anh đã để lại nỗi đau lớn trong lòng người em. Em chậm rãi bước lại gần, người đàn ông giật mình, quay lại nhìn em với ánh mắt đầy bất ngờ. Em mạnh dạn hỏi người đàn ông:
– Cháu xin lỗi vì đã làm phiền, nhưng ngài có phải là nhân vật người em trong câu chuyện “Cây khế” không ạ?
– Phải, chính là ta. – Người đàn ông do dự đáp- Cậu là ai? Sao lại đến đây?
Em trả lời:
– Cháu chỉ là một người học trò bình thường thôi ạ. Cháu đã được nghe kể về câu chuyện của ngài.
Hôm nay gặp được ngài ở đây, quả là may mắn.
Người em nghe thế, không nói gì, chỉ quay đầu tiếp tục ngước nhìn cây khế. Em bước lại gần, cất tiếng hỏi:
– Ngài đang đau buồn vì cái chết của ngườu anh trai ư?
Người em vẫn đáp lại bằng giọng nói buồn bã:
– Khi mất đi người thân, ai mà không đau buồn cơ chứ. Huống chi, đó lại là người thân duy nhất của ta.
Tôi tò mò hỏi tiếp:
– Ngài có trách chim thần vì đã hất anh ngài xuống biển không?
– Ta không trách chim thần. Chuyện ra cơ sự này là do lòng tham bô đáy của anh trai ta. Nếu anh trai ta không quá tham lam, cố lấy thật nhiều châu báu thì chim thần cũng đâu hất anh ta xuống biển.
Tôi gật gù:
– Cũng đúng, nhờ chim thần mà ngài trở nên giàu có. Giờ đây, ngài không cần phải làm lụng vất vả, không cần phải chịu khổ cực nữa.
Người em nghe vậy liền nói:
– Ta muốn dùng số vàng mà chim thần tặng để đi giúp đỡ những người dân nghèo khổ, bất hạnh hơn ta trong cuộc sống. Ta vẫn muốn sống cuộc sống giản dị, bình thường như trước kia. Có vẻ như ta không thích hợp với cuộc sống giàu sang, phú quý.
Nghe vậy, em vô cùng khâm phục phẩm chất, lòng nhân ái, thương người của người em. Em muốn nói chuyện nhiều hơn nữa. Những chưa kịp mở lời, em đã bị đánh thức khỏi giấc mộng đẹp bởi tiếng gọi của bà:
– Cháu ơi dậy đi. Cháu vào giường mà ngủ cho muỗi khỏi đốt.
Em bừng tỉnh giấc, nhưng vẫn còn mơ màng, bâng khuâng về cuộc gặp gỡ thú vị vừa qua với nhân vật người em trong câu chuyện “Cây khế”. Quả thực, giấc mơ đó đã đem đến cho em nhiều bài học quý giá: về lòng vị tha và lòng yêu thương con người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tóm tắt một tác phẩm truyện mà em đã đọc theo một số hình thức sau:
- Viết văn bản tóm tắt.
- Lập sơ đồ để tóm tắt.
Có thể chuyển thể thành truyện tranh hoặc thơ bốn chữ, năm chữ sau khi em đã tóm tắt được nội dung chính của truyện.
Câu 2:
Viết cảm nhận của em về cuốn sách đã đọc (trong vai một nhà phê bình).
Tham khảo cấu trúc bài viết sau:
Câu 4:
Tưởng tượng về cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật mà em yêu thích trong cuốn sách đã đọc và trả lời các câu hỏi sau:
Nếu được hỏi nhân vật một số câu hỏi, em sẽ đặt những câu hỏi nào?
Câu 5:
Trong những cuốn sách đã đọc, nhân vật nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc? Viết bài văn phân tích nhân vật đó.
Câu 6:
Nhân vật có thể trả lời em ra sao? Hãy hình dung và viết lại câu trả lời cho mỗi câu hỏi đó.
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
về câu hỏi!