Câu hỏi:
11/07/2024 7,577Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau trên mặt phẳng tọa độ Oxy:
x – 1 ≥ 0;
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Vẽ đường thẳng x – 1 = 0. (chính là đường thẳng x = 1, đi qua điểm (1; 0) và song song với trục Oy).
Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng x – 1 = 0.
Ta có: 0 – 1 = – 1 < 0, do đó tọa độ điểm O không thỏa mãn bất phương trình x – 1 ≥ 0.
Vậy miền nghiệm của bất phương trình x – 1 ≥ 0 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x – 1 = 0, không chứa gốc O và kể cả đường thẳng x – 1 = 0 (miền không bị gạch trong hình dưới đây).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau trên mặt phẳng tọa độ Oxy:
– y + 2 ≤ 0.
Câu 2:
Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ Oxy:
2(x – 1) + 3(y – 2) > 2.
Câu 3:
Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn: 2x – 5y + 10 > 0.
Chỉ ra 2 cặp số (x; y) thỏa mãn bất phương trình trên.
Câu 4:
Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ Oxy:
3x + 2y < x – y + 8;
Câu 5:
Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn: 2x – 5y + 10 > 0.
(1; 3) có phải là nghiệm của bất phương trình trên không?
Câu 6:
Bạn Nga muốn pha hai loại nước rửa xe. Để pha một lít loại I cần 600 ml dung dịch chất tẩy rửa, còn loại II chỉ cần 400 ml. Gọi x và y lần lượt là số lít nước rửa xe loại I và II pha chế được và biết rằng Nga chỉ có 2 400 ml chất tẩy rửa, hãy lập các bất phương trình mô tả số lít nước rửa xe loại I và II mà bạn Nga có thể pha chế được và biểu diễn miền nghiệm của từng bất phương trình đó lên mặt phẳng tọa độ Oxy.
về câu hỏi!