Mã trường: QHF
Bài viết cập nhật Thông tin tuyển sinh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 mới nhất gồm đầy đủ các thông tin về mã trường, điểm chuẩn các năm gần nhất, các ngành học, tổ hợp xét tuyển, học phí, … nhằm mục đích giúp học sinh, phụ huynh có đầy đủ thông tin tuyển sinh về trường Đại học, Cao đẳng mình đang quan tâm.
- Mã ngành, mã xét tuyển Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2024
- Điểm chuẩn trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 mới nhất
- Điểm chuẩn trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 mới nhất
- Phương án tuyển sinh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 20254 mới nhất
- Học phí Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 - 2023
- Điểm chuẩn Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021
- Điểm chuẩn trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội 2022 - 2023
- Điểm chuẩn Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020
- Điểm chuẩn trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN năm 2024 mới nhất
Thông tin tuyển sinh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Video giới thiệu trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Giới thiệu
- Tên trường: Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Tên tiếng Anh: University of Languages and International Studies (ULIS)
- Mã trường: QHF
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học Sau đại học Tại chức Văn bằng hai Liên kết quốc tế
- Địa chỉ: Số 2 Đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- SĐT: (+8424).3754.7269
- Email: dhnn@vnu.edu.vn
- Website: http://ulis.vnu.edu.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/vnu.ulis/
Thông tin tuyển sinh
Thông tin tuyển sinh trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN (ULIS) 2025
Năm 2025, trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN tuyển sinh dựa trên 4 phương thức xét tuyển như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Phương thức 3: Xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ kết hợp với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 20
Phương thức 4: Xét tuyển bằng kết quả bài thi Đánh giá năng lực học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức
Phương thức 5: Xét tuyển chứng chỉ kết hợp với kết quả học tập bậc THPT
1. Điểm thi THPT
Quy chế
Thí sinh sử dụng các tổ hợp xét tuyển của Nhà trường để đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng vào Trường. Danh sách các tổ hợp xét tuyển xem chi tiết tại bảng kèm theo.
Thang điểm xét tuyển: điểm ngoại ngữ tính hệ số 2, sau đó quy về thang điểm 30 và cộng điểm ưu tiên theo quy định.
Điểm xét tuyển = [(Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + (Điểm Ngoại ngữ x 2))/4 x 3] + điểm thưởng + điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được đã bao gồm điểm thưởng)/7,5] × Mức điểm ưu tiên khu vực, đối tượng
Thí sinh phải đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN và Trường ĐH Ngoại ngữ quy định.
Bảng quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ sang thang điểm 10 sử dụng trong tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN
Tiếng Anh
STT |
IELTS (Academic) |
TOEFL iBT |
VSTEP 3-5 |
Quy đổi điểm chứng chỉ theo thang điểm 10 |
1 |
5.5 |
72-78 |
7.0 |
8.5 |
2 |
6.0 |
79-87 |
7.5 |
9.0 |
3 |
6.5 |
88-95 |
8.0 |
9.5 |
4 |
7.0-9.0 |
96-120 |
8.5-10 |
10 |
Tiếng Nga
STT |
TRKI |
Quy đổi điểm chứng chỉ theo thang điểm 10 |
1 |
TRKI-2 (436-480) |
8.5 |
2 |
TRKI-2 (481-527) |
9.0 |
3 |
TRKI-2 (528-573) |
9.5 |
4 |
TRKI-2 (574-660) TRKI-3 (≥429) |
10 |
Tiếng Pháp
STT |
TCF |
DELF |
Quy đổi điểm chứng chỉ theo thang điểm 10 |
1 |
400-420 |
DELF B2 (50-60) |
8.5 |
2 |
421-440 |
DELF B2 (61-70) |
9.0 |
3 |
441-450 |
DELF B2 (71-75) |
9.5 |
4 |
≥451-470 |
DELF B2 (≥76) DALF C1 (≥50) |
10 |
Tiếng Trung
STT |
HSK |
HSKK |
Quy đổi điểm chứng chỉ theo thang điểm 10 |
1 |
Cấp 5 (180 – 210) |
Cao cấp, điểm tối thiểu cần đạt 60 |
8.5 |
2 |
Cấp 5 (211 – 240) |
9.0 |
|
3 |
Cấp 5 (241 – 300) |
9.5 |
|
4 |
Cấp 6 (≥180) |
10 |
Tiếng Đức
Tiếng Nhật
STT |
JLPT |
Quy đổi điểm chứng chỉ theo thang điểm 10 |
1 |
N3(95-120) |
8.5 |
2 |
N3(121-140) |
9.0 |
3 |
N3(141-160) |
9.5 |
4 |
N3(161-180) N2, N1 |
10 |
Tiếng Hàn
STT |
TOPIK (thang 300) |
Quy đổi điểm chứng chỉ theo thang điểm 10 |
1 |
Cấp 4 (150-157) |
8.5 |
2 |
Cấp 4 (158-165) |
9.0 |
3 |
Cấp 4 (166-173) |
9.5 |
4 |
Cấp 4 (≥174) |
10 |
Ghi chú:
Chứng chỉ ngoại ngữ phải đủ 4 kỹ năng (không có kỹ năng nào dưới 5 trên thang điểm 10), trừ các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác tiếng Anh có 3 kỹ năng được công nhận là TOPIK (Tiếng Hàn), JLPT (Tiếng Nhật), TCF (Tiếng Pháp).
Chứng chỉ phải còn thời hạn sử dụng là 02 năm kể từ ngày dự thi đến ngày đăng ký xét tuyển.
Trường ĐHNN, ĐHQGHN không chấp nhận các chứng chỉ ngoại ngữ thi online.
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT
STT | Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp |
---|---|---|---|
1 | 7140231 | Sư phạm tiếng Anh | D15; D14; D07; D01; D08; A01 |
2 | 7140234 | Sư phạm tiếng Trung Quốc | D15; D14; D07; D01; D08; A01; D45; D65; D25; D04; D35; D30 |
3 | 7140236 | Sư phạm tiếng Nhật | D15; D14; D07; D01; D08; A01; D43; D63; D23; D06; D33; D28 |
4 | 7140237 | Sư phạm tiếng Hàn Quốc | D15; D14; D07; D01; D08; A01; (Văn, Lí, Tiếng Hàn); (Văn, Sử, Tiếng Hàn); AH2; ĐD2; (Toán, sinh, Tiếng Hàn); AH3 |
5 | 7220101 | Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam | D15; D14; D07; D01; D08; A01 |
6 | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | D15; D14; D07; D01; D08; A01 |
7 | 7220202 | Ngôn ngữ Nga | D15; D14; D07; D01; D08; A01; D42; D62; D22; D02; D32; D27 |
8 | 7220203 | Ngôn ngữ Pháp | D15; D14; D07; D01; D08; A01; D44; D64; D24; D03; D34; D29 |
9 | 7220204 | Ngôn ngữ Trung Quốc | D15; D14; D07; D01; D08; A01 |
10 | 7220205 | Ngôn ngữ Đức | D15; D14; D07; D01; D08; A01; D41; D61; D21; D05; D31; D26 |
11 | 7220209 | Ngôn ngữ Nhật | D15; D14; D07; D01; D08; A01; D43; D63; D23; D06; D33; D28 |
12 | 7220210 | Ngôn ngữ Hàn Quốc | D15; D14; D07; D01; D08; A01; (Văn, Lí, Tiếng Hàn); (Văn, Sử, Tiếng Hàn); AH2; ĐD2; (Toán, sinh, Tiếng Hàn); AH3 |
13 | 7220211 | Ngôn ngữ Ả Rập | D15; D14; D07; D01; D08; A01 |
14 | 7220212 | Văn hóa truyền thông xuyên quốc gia | D15; D14; D07; D01; D08; A01 |
2. Kết hợp điểm thi THPT và CCNN
Quy chế
Thí sinh sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quy đổi sang thang điểm 10 kết hợp với 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển của Nhà trường để đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng vào Trường. Bảng quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ và danh sách tổ hợp xét tuyển xem tại bảng kèm theo.
Thang điểm xét tuyển: điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tính hệ số 2, sau đó quy về thang điểm 30 và cộng điểm ưu tiên theo quy định.
Điểm xét tuyển = [(Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + (Điểm quy đổi chứng chỉ sang thang điểm 10 x 2))/4 x 3] + điểm thưởng + điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được đã bao gồm điểm thưởng)/7,5] × Mức điểm ưu tiên khu vực, đối tượng
Thí sinh phải đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN và Trường ĐH Ngoại ngữ quy định.
3. Điểm DGNL Hà Nội
Quy chế
Thí sinh sử dụng kết quả bài thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức, trong đó điểm hợp phần Tiếng Anh đạt tối thiểu 30/50 điểm.
Thang điểm xét tuyển: Xét tuyển theo thang điểm 150, sau đó quy về thang 30 theo công thức quy đổi chuẩn của ĐHQGHN và cộng điểm ưu tiên theo quy định.
Thí sinh phải đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định.
4. Học bạ kết hợp chứng chỉ quốc tế
Đối tượng
Thí sinh là học sinh THPT thuộc ĐHQGHN hoặc học sinh hệ chuyên/lớp chuyên của các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kết quả học tập cả 3 năm cấp THPT được đánh giá mức tốt (học lực xếp loại giỏi trở lên).
Chỉ tiêu
Thí sinh sử dụng chứng chỉ quy đổi sang thang điểm 10 tính hệ số 2 kết hợp với kết quả học tập 6 học kỳ bậc THPT của 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển, sau đó quy về thang 30 và cộng điểm ưu tiên theo quy định.
Điểm xét tuyển = [(Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + (Điểm quy đổi chứng chỉ sang thang điểm 10 x 2))/4 x 3] + điểm thưởng + điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được đã bao gồm điểm thưởng)/7,5] × Mức điểm ưu tiên khu vực, đối tượng
Điều kiện bổ sung: Thí sinh phải đạt tối thiểu 8 điểm môn Toán hoặc điểm 2 môn (Toán, Ngữ văn) đạt tối thiểu 15 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
5. ƯTXT, XT thẳng
Đối tượng
Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn ngoại ngữ được xét tuyển thẳng vào các ngành phù hợp với môn thi

Điểm chuẩn các năm
Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN công bố điểm chuẩn 2024
STT |
Ngành |
Mã ngành |
Điểm trúng tuyển |
1. |
Sư phạm tiếng Anh |
7140231 |
38.45 |
2. |
Sư phạm tiếng Trung |
7140234 |
37.85 |
3. |
Sư phạm tiếng Đức |
7140235 |
36.94 |
4. |
Sư phạm tiếng Nhật |
7140236 |
37.21 |
5. |
Sư phạm tiếng Hàn Quốc |
7140237 |
37.31 |
6. |
Ngôn ngữ Anh |
7220201 |
36.99 |
STT |
Ngành |
Mã ngành |
Điểm trúng tuyển |
7. |
Ngôn ngữ Nga |
7220202 |
34.24 |
8. |
Ngôn ngữ Pháp |
7220203 |
34.53 |
9. |
Ngôn ngữ Trung Quốc |
7220204 |
37.00 |
10. |
Ngôn ngữ Đức |
7220205 |
35.82 |
11. |
Ngôn ngữ Nhật |
7220209 |
35.40 |
12. |
Ngôn ngữ Hàn Quốc |
7220210 |
36.38 |
13. |
Ngôn ngữ Ả Rập |
7220211 |
33.42 |
14. |
Văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia |
7220212QTD |
36.50 |
15. |
Kinh tế – Tài chính |
7903124 |
26.75 |
Điểm trúng tuyển là tổng điểm của 3 bài thi trong tổ hợp thí sinh dùng để xét tuyển (điểm môn Ngoại ngữ tính hệ số 2) và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có). Mỗi ngành học chỉ có một điểm trúng tuyển, không phân biệt điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp.
Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 30,0 (thang 40) trở lên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên (thang 40) = [(40 – Tổng điểm đạt được)/10] x Mức điểm ưu tiên khu vực, đối tượng.
Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn Ngoại ngữ x 2 + (Điểm ưu tiên (thang 40) / 3 x 4)
Trường hợp các thí sinh bằng điểm trúng tuyển ở cuối danh sách, nếu vẫn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên xét trúng tuyển cho thí sinh có thứ tự nguyện vọng (TT NV) cao hơn (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
PHỤ LỤC. BẢNG ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024
(Ban hành kèm Quyết định số 1738/QĐ-ĐHNN ngày 17 tháng 8 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN)
STT |
Ngành |
Mã ngành |
Điểm trúng tuyển |
Nguyện vọng trúng tuyển (áp dụng đối với thí sinh có điểm xét tuyển bằng điểm trúng tuyển) |
1. |
Sư phạm tiếng Anh |
7140231 |
38.45 |
NV1 |
2. |
Sư phạm tiếng Trung |
7140234 |
37.85 |
NV1 |
3. |
Sư phạm tiếng Đức |
7140235 |
36.94 |
Từ NV1 đến NV5 |
4. |
Sư phạm tiếng Nhật |
7140236 |
37.21 |
NV1 |
5. |
Sư phạm tiếng Hàn Quốc |
7140237 |
37.31 |
NV1 |
6. |
Ngôn ngữ Anh |
7220201 |
36.99 |
NV1 |
7. |
Ngôn ngữ Nga |
7220202 |
34.24 |
NV1, NV2 |
8. |
Ngôn ngữ Pháp |
7220203 |
34.53 |
NV1 |
9. |
Ngôn ngữ Trung Quốc |
7220204 |
37.00 |
NV1, NV2, NV3 |
10. |
Ngôn ngữ Đức |
7220205 |
35.82 |
NV1, NV2 |
11. |
Ngôn ngữ Nhật |
7220209 |
35.40 |
NV1, NV2, NV3 |
12. |
Ngôn ngữ Hàn Quốc |
7220210 |
36.38 |
NV1, NV2 |
13. |
Ngôn ngữ Ả Rập |
7220211 |
33.42 |
NV1, NV2 |
14. |
Văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia |
7220212QTD |
36.50 |
NV1 |
15. |
Kinh tế – Tài chính |
7903124 |
26.75 |
NV1 |
Lưu ý:
- Điểm trúng tuyển là tổng điểm của 3 bài thi trong tổ hợp thí sinh dùng để xét tuyển (điểm môn Ngoại ngữ tính hệ số 2) và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có). Mỗi ngành học chỉ có một điểm trúng tuyển, không phân biệt điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp.
- Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 30,0 (thang 40) trở lên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên (thang 40) = [(40 – Tổng điểm đạt được)/10] x Mức điểm ưu tiên khu vực, đối tượng.
- Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn Ngoại ngữ x 2 + (Điểm ưu tiên (thang 40) / 3 x 4)
B. Điểm chuẩn, điểm trúng tuyển Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 mới nhất
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức công bố điểm chuẩn trúng tuyển các ngành và chuyên nghành đào tạo hệ đại học chính quy năm 2023. Mời các bạn xem ngay thông tin điểm chuẩn các tổ hợp môn từng ngành chi tiết tại đây:
STT | Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp môn | Điểm chuẩn | Ghi chú |
1 | 7140231 | Sư phạm tiếng Anh | D01; D78; D90 | 37.21 | |
2 | 7140234 | Sư phạm tiếng Trung | D01; D04; D78; D90 | 35.9 | |
3 | 7140236 | Sư phạm tiếng Nhật | D01; D06; D78; D90 | 35.61 | |
4 | 7140237 | Sư phạm tiếng Hàn Quốc | D01; DD2; D78; D90 | 36.23 | |
5 | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | D01; D78; D90 | 35.55 | |
6 | 7220202 | Ngôn ngữ Nga | D01; D02; D78; D90 | 33.3 | |
7 | 7220203 | Ngôn ngữ Pháp | D01; D03; D78; D90 | 34.12 | |
8 | 7220204 | Ngôn ngữ Trung Quốc | D01; D04; D78; D90 | 35.55 | |
9 | 7220205 | Ngôn ngữ Đức | D01; D05; D78; D90 | 34.35 | |
10 | 7220209 | Ngôn ngữ Nhật | D01; D06; D78; D90 | 34.65 | |
11 | 7220210 | Ngôn ngữ Hàn Quốc | D01; DD2; D78; D90 | 35.4 | |
12 | 7220211 | Ngôn ngữ Ả Rập | D01; D78; D90 | 33.04 | |
13 | 7220212QTD | Văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia | D01; D78; D90 | 34.49 | |
14 | 7903124 | Kinh tế - Tài chính (CTĐT LTQT) | D01; A01; D78; D90 | 26.68 |
C. Phổ điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023 (đợt 301 - 308)
Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2023 của tất cả 8 đợt thi, kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6. Theo đó, điểm trung bình của hơn 87.000 thí sinh dự thi là 77,1/150, điểm cao nhất là 133, thấp nhất là 31.
Điểm cao nhất kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 thuộc về thí sinh đến từ Hưng Yên. Nam sinh có điểm cao thứ hai đến từ Vĩnh Phúc đạt 129/150, nữ sinh đạt điểm cao thứ ba ở Thái Bình đạt 128/150, xếp thứ tư là thí sinh đang học tập ở Hà Nội với mức điểm 126/150. Cả bốn thí sinh đứng đầu đều dự thi 2 lần, mức điểm lần thứ nhất (hoặc hai) đạt 113-119/150 điểm.
Thông tin từ ĐHQGHN, thí sinh thủ khoa và á khoa kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN năm nay có nguyện vọng vào Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN); thí sinh điểm cao thứ 3 có nguyện vọng vào Trường Đại học Ngoại thương và thí sinh điểm cao thứ 4 vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tiếp theo là 7 thí sinh cùng mức điểm 125, có 58 thí sinh đạt mức điểm ≥ 120. Số lượt thi đạt ≥ 110 điểm chiếm 1,9%; đạt điểm ≥ 100 có 6,0%; đạt mức điểm ≥ 90 khoảng 19,3%; đạt kết quả ≥ 85 điểm là 27,8%; đạt điểm ≥ 80 điểm có 42,3%; mức điểm ≥ 75 có khoảng 56,1%.
Điểm cao nhất của kỳ thi là 133/150; thấp nhất 31/150; điểm trung bình là 77,1/150; trung vị tại 77,0/150; độ lệch chuẩn là 14,0. Phân bố điểm thi theo phân phối chuẩn với giá trị trung bình và trung vị gần nhau.
Đường cong phân bố điểm bài thi HSA năm 2023 tương đồng với phân bố kết quả thi năm 2022. Điểm trung bình năm nay giảm nhẹ so với năm trước, phù hợp với nhận định phổ điểm HSA các đợt thi tháng 3-4/2023 công bố trước đây.
Nguyên nhân điểm bài thi giảm nhẹ do quy mô kỳ thi HSA năm 2023 tăng gần 1,5 lần, thời gian tổ chức các đợt thi diễn ra trong 2,5 tháng (từ 10/3 đến 4/6/2023), số lượt thi tối đa của thí sinh giảm còn 2 lượt/năm.
Phổ điểm kỳ thi HSA năm 2023
Thứ hạng điểm thi (P%) là đại lượng thống kê so sánh tương đối phản ánh điểm của đợt thi/kỳ thi bằng hoặc thấp hơn điểm của thí sinh trong đợt thi/kỳ thi, được cung cấp trong phiếu báo điểm.
Thứ hạng điểm thi (P%) của kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023 (bao gồm cả thí sinh dự thi 2 lượt) dưới đây.
Bảng thứ hạng điểm thi (P%) kỳ thi HSA năm 2023
Căn cứ số lượt đăng ký dự thi, số lượng thí sinh thi lần 2, phổ điểm kỳ thi HSA năm 2023 và phần trăm thứ hạng (P%) điểm bài thi, các cơ sở giáo dục đại học xây dựng phương án xét tuyển phù hợp với chỉ tiêu và tỷ lệ nhập học theo từng phương thức.
Ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng kết quả thi HSA (thời hạn trong 02 năm kể từ ngày thi) vào các ngành đào tạo bậc đại học năm 2023 của ĐHQGHN là 80/150.
Thí sinh tìm hiểu cách thức xét tuyển, thời hạn nhận hồ sơ tại đề án tuyển sinh của các trường đại học.
Kỳ thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) năm 2023 của ĐHQGHN diễn ra 8 đợt thi từ ngày 10/3 đến ngày 4/6/2024 trên các tỉnh thành Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An. Năm 2023, ứng viên được đăng ký dự thi tối đa 2 lượt thi và thời gian giữa hai lượt liền kề cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Số lượt thí sinh đăng ký là hơn 90 nghìn, trong đó có hơn 29 nghìn lượt thí sinh đăng ký dự thi lần 2.
Bài thi HSA của ĐHQGHN hướng tới đánh giá năng lực học sinh phổ thông theo 3 nhóm chính: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; năng lực toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; tự học, khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học (tự nhiên - xã hội).
Cấu trúc bài thi HSA gồm 3 phần: Tư duy định tính (50 câu hỏi, 60 phút), tư duy định lượng (50 câu hỏi, 75 phút), khoa học (50 câu hỏi, 60 phút). Tổng số câu hỏi: 150.
Thời gian làm thi ĐGNL học sinh THPT là 195 phút (trường hợp có thêm 2-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm sẽ được cộng thời gian làm bài).
Thí sinh làm bài thi trên máy tính và hoàn thành trong một buổi thi. Điểm bài thi hiển thị ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài.
Học phí
A. Học phí Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022
- Học phí Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội 2022 hệ chuẩn với các ngành tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Trung là 370.000đ/ tín chỉ.
- Học phí Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội chương trình ngôn ngữ hệ chất lượng cao, liên kết quốc tế phụ thuộc vào đối tác liên kết.
- Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội miễn Học phí cho chương trình sư phạm.
- Học phí ngành kinh tế tài chính ulis
- Học phí chuyên ngành ngành kinh tế tài chính ulis:
+ 2.500 USD/năm (học tại Việt Nam)
+ 29.300 USD/năm (học tại Hoa Kỳ)
- Học phí khóa học Tiếng Anh tăng cường (02 cấp độ): 17.600.000 VNĐ/khóa.
B. Học phí Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021
- Chương trình đào tạo chuẩn ngành Ngôn ngữ: 980.000đ/sinh viên/tháng (theo Quy định của Nhà nước)
- Chương trình đào tạo chất lượng cao (CTĐT CLC) các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc: 3.500.000đ/sinh viên/tháng (không thay đổi trong toàn khóa học).
- Chương trình liên kết quốc tế ngành Kinh tế – Tài chính (bằng do trường Southern New Hampshire – Hoa kỳ cấp): 5.750.000đ/sinh viên/tháng.
- Tổng số tín chỉ ngành Sư phạm Ngoại ngữ là 130 tín chỉ, ngành Ngôn ngữ nước ngoài là 128 tín chỉ, các Chương trình đào tạo chất lượng cao là 152 tín chỉ.
- Lộ trình tăng đối với các ngành Ngôn ngữ nước ngoài: Năm học 2021-2022: 325.000đ/1 tín chỉ.
C. Học phí Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020
- Hiện nhà trường đang thu học phí là 255.000 đ/1 tín chỉ đối với SV các ngành Ngôn ngữ nước ngoài.
- Chương trình đào tạo chất lượng cao (CTĐT CLC) theo đề án của trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN: các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, kinh phí đào tạo: 35 triệu đồng/sinh viên/năm (không thay đổi trong toàn khóa học).
- Chương trình liên kết quốc tế ngành Kinh tế - Tài chính (bằng do trường Southern New Hampshire - Hoa kỳ cấp) kinh phí đào tạo: 56.000.000 đồng/sinh viên/năm.
- Tổng số tín chỉ ngành Sư phạm Ngoại ngữ là 130 tín chỉ, ngành Ngôn ngữ nước ngoài là 128 tín chỉ, các Chương trình đào tạo chất lượng cao là 152 tín chỉ.
- Lộ trình tăng đối với các ngành Ngôn ngữ nước ngoài năm học 2020-2021: 280.000đ/1 tín chỉ. Tùy theo số lượng môn học và tín chỉ đăng kí theo kì, các em sinh viên có thể tự tính toán số học phí phải đóng cho một kì hay một năm học của mình.
Chương trình đào tạo












- Mã tổ hợp môn các phương thức xét tuyển khác, mà phương thức xem trong Đề án thành phần.