Bài tập Chuyên đề Các lĩnh vực của Sử học có đáp án
33 người thi tuần này 4.6 789 lượt thi 13 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
29 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 13 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 12 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 18 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
- Lịch sử thường được trình bày theo 2 cách: câu truyện lịch sử bằng lời kể và lịch sử thành văn
- Lịch sử được phân chia thành 4 lĩnh vực: lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội và lịch sử kinh tế.
- Phân biệt lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới:
+ Lịch sử dân tộc: là lịch sử của một quốc gia. Nội dung chính của lịch sử dân tộc là quá trình vận động, phát triển của quốc gia - dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,...
+ Lịch sử thế giới: là lịch sử chung của các quốc gia - dân tộc trên thế giới. Nội dung của lịch sử thế giới là quá trình vận động, phát triển của nhân loại theo tiến trình thời gian.
- Đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam
+ Đối tượng: là những giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quá trình lịch sử. Do tính đa dạng đó, đối tượng thường tập trung vào những giá trị văn hoá cốt lõi, tiêu biểu.
+ Phạm vi: là những giá trị vật chất và tinh thần trên lãnh thổ Việt Nam (về không gian) từ khi con người xuất hiện đến nay (về thời gian).
- Đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam
+ Đối tượng: là hệ thống những quan điểm, nhận thức của người Việt Nam về tự nhiên, xã hội và con người trong quá khứ.
+ Phạm vi: tập trung vào hai lĩnh vực chính là tư tưởng chính trị và tư tưởng tôn giáo.
- Đối tượng và phạm vi của lịch sử xã hội Việt Nam
+ Đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam là những vấn đề xã hội diễn ra trong quá khứ.
+ Phạm vi của lịch sử xã hội Việt Nam là những lĩnh vực như cơ cấu giai cấp, quan hệ xã hội, phân tầng xã hội,...
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của lịch sử kinh tế Việt Nam:
+ Đối tượng: là các nền kinh tế, các hiện tượng và lĩnh vực kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam trong quá khứ.
Phạm vi: chủ yếu tập trung vào các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ,... và mối quan hệ giữa các ngành kinh tế đó trong nền kinh tế nói chung.
Lời giải
* Lịch sử thường được trình bày dưới hai cách: câu truyện lịch sử bằng lời kể và lịch sử thành văn.
- Hình thức trình bày: câu truyện lịch sử bằng lời kể
+ Câu chuyện lịch sử bằng lời kể: không có tác giả cụ thể, được truyền miệng từ đời này sang đời khác; thường có yếu tố hoang đường, kì ảo
+ Ví dụ: sách Lĩnh Nam chích quái gồm 22 truyện, tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian Việt Nam
- Hình thức trình bày: lịch sử thành văn. Về cơ bản, các tác phẩm lịch sử thành văn được trình bày theo hai cách khác nhau:
+ Công trình ghi chép lịch sử, xuất hiện từ thời cổ đại, gồm: sử biên niên, sử kỉ truyện, sử cương mục, sử thực lục, tiểu thuyết lịch sử,... Ví dụ: sách Đại Việt sử kí toàn thư; sách Lam Sơn thực lục; tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê nhất thống chí;
+ Công trình nghiên cứu lịch sử, xuất hiện phổ biến từ thế kỉ XIX, gồm: sách chuyên khảo, bài báo, luận văn, luận án,.... Ví dụ: sách chuyên khảo về: Lịch sử tư tưởng Việt Nam; Lịch sử văn minh thế giới….
Lời giải
- Thông sử là lịch sử trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về các lĩnh vực của đời sống con người trong quá khứ. Về phạm vi, thông sử có thể là lịch sử quốc gia, lịch sử khu vực, lịch sử thế giới.
- Nội dung chính của thông sử thường tập trung vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Lời giải
- Một số lĩnh vực của lịch sử:
+ Lịch sử văn hóa: nghiên cứu về những thành tựu vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
+ Lịch sử tư tưởng: nghiên cứu về hệ thống những quan điểm, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và con người.
+ Lịch sử kinh tế: nghiên cứu về các hoạt động của con người liên quan đến quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối của cải vật chất.
+ Lịch sử xã hội: nghiên cứu về quan hệ xã hội, phân tầng xã hội, cơ cấu giai cấp, mâu thuẫn xã hội
- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực:
+ Tìm hiểu, cung cấp những tri thức chuyên sâu về một lĩnh vực trong quá khứ
+ Giúp bổ sung và làm phong phú thêm tri thức tổng quát về lịch sử.
Lời giải
- Lịch sử dân tộc:
+ Là lịch sử của một quốc gia. Ví dụ: lịch sử Việt Nam, lịch sử Nhật Bản,...
+ Nội dung chính của lịch sử dân tộc là quá trình vận động, phát triển của quốc gia - dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... Quá trình này là lịch sử chung của các địa phương, các dân tộc đã và đang tạo thành dân tộc đó.
- Lịch sử thế giới:
+ Là lịch sử chung của các quốc gia - dân tộc trên thế giới.
+ Nội dung của lịch sử thế giới là quá trình vận động, phát triển của nhân loại theo tiến trình thời gian. Quá trình này là sản phẩm tương tác của nhiều chủ thể và lực lượng lịch sử, không phải là phép cộng đơn thuần của lịch sử tất cả các quốc gia, cũng không chỉ giới hạn ở lịch sử của một số quốc gia - dân tộc có vai trò nổi bật.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
158 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%