Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 1

218 người thi tuần này 4.6 26.5 K lượt thi 7 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

7780 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)

78.6 K lượt thi 7 câu hỏi
3686 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9

30.2 K lượt thi 7 câu hỏi
2904 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)

73.8 K lượt thi 7 câu hỏi
2651 người thi tuần này

Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương

19.7 K lượt thi 7 câu hỏi
2317 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 10)

73.2 K lượt thi 7 câu hỏi
2088 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )

72.9 K lượt thi 7 câu hỏi
1565 người thi tuần này

Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Ninh Bình (2)

5.6 K lượt thi 6 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

NĂM HẠT CAM KHÔ

(trích)

Hạ tuần tháng chín. Những ngọn gió thu phân thổi vào dữ dội, suốt ngày gió thét mưa gào. Khi buổi chiều dần đến, cơn bão càng lồng lộn; trong ống khói, gió kêu khóc như một đứa trẻ. Sherlock Holmes ngồi trầm tư ở một phía lò sưởi, tra cứu những hồ sơ hình sự. [...]

[Lược trích: Chú và bố của Openshaw chết, được cho là do tự tử, tai nạn. Trước khi chết, hai người đều nhận được thư, trong đó có năm hạt cam khô và những ký tự K.K.K. Sau đó, chính Openshaw cũng nhận được thư và những thông tin như trên. Openshaw tìm đến nhờ Holmes giúp đỡ. Holmes nhận ra ngay thủ đoạn gây án của hung thủ. Holmes bảo Openshaw về ngay, làm theo những điều Holmes dặn, để tránh sự truy sát của kẻ thù. Trên đường về, Openshaw đã bị sát hại. Holmes quyết tìm ra bọn sát nhân.]

Holmes lấy từ trong chọn ra một quả cam, xẻ thành từng mảnh, rồi bóp cho những hạt cam rơi xuống bàn. Anh lấy năm hạt và nhét chúng vào một bì thư. Ở phía trên trong nắp phong bì, anh viết: “A.H gửi cho J.C”. Rồi anh dán lại, đề địa chỉ người nhận: “Thuyền trưởng James Calhoun, tàu Lone Star, tiểu bang Georgie”.

- Lá thư sẽ đợi hẳn khi hắn vào hải cảng - Anh cười khúc khích, nói: Lá thư sẽ cho hắn một đêm không ngủ. Hắn sẽ thấy rằng mọi sự vùng vẫy đều vô ích, như điều mà chàng trai Openshaw đã cảm nhận xưa kia.

Thuyền trưởng Calhoun là ai?

- Là thủ lĩnh của bọn đó.

- Anh tìm ra tung tích bọn chúng như thế nào?

Holmes lấy từ trong túi ra một tờ giấy lớn, đầy những cái tên và những con số chỉ ngày tháng.

- Tôi đã mất cả một ngày để xem xét nhiều tập hồ sơ cũ, theo dõi lộ trình sẽ đi của tất cả những tàu thủy đã cập bến Pondicherry vào tháng giêng và tháng hai năm 1883. Có 36 tàu trọng tải khá lớn được báo cáo là có mặt ở đó, trong những tháng này. Trong số đó, có một chiếc tàu tên là Lone Star đã lôi cuốn sự chú ý của tôi, bởi vì nó mang tên của một tiểu bang của Mỹ.

- Tôi nghĩ là tiểu bang Texas.

Cho đến giờ tôi cũng không biết chắc là tiểu bang nào. Nhưng tôi đã biết chắc rằng đó là một chiếc tàu gốc tại Mỹ.

- Sau đó, anh làm gì?

- Tôi lục soát những hồ sơ về Dundee và khi tôi thấy rằng chiếc thuyền buồm Lone Star có mặt tại đây vào tháng giêng năm 1885, thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Rồi tôi điều tra về những con tàu hiện đang nằm tại cảng London.

- Gì cơ?

- Tuần trước, con tàu Lone Star đã đến đây. Tôi đi xuống bến tàu và thấy rằng nó đã nhổ neo từ sáng sớm hôm nay, trên đường đến Savannah. Tôi đánh điện tới Gravesend, và được biết rằng nó đã đi qua một thời gian trước đó, vì gió đang thổi về hướng đông, tôi chắc chắn rằng bây giờ nó đã đi quá Goodwins, và cách đảo Wight không xa.

- Rồi anh sẽ làm gì?

- Ồ, tôi sẽ tóm cổ hẳn [...], và điện tín hẳn đã báo cho cảnh sát Savannah biết rằng cần phải bắt giữ ba tên này về tội mưu sát.

Tuy thế, kẻ mưu sát chàng trai Openshaw không bao giờ nhận được những hạt cam. Năm ấy, những cơn gió thu phân kéo dài rất lâu và khắc nghiệt. Chúng tôi mòn mỏi chờ tin con tàu Lone Star của Sanvannah, nhưng bặt chim tăm cá. Sau cùng, chúng tôi nghe nói rằng, ở một nơi nào đó ngoài xa khơi Đại Tây Dương, người ta thấy một cái cột buồm phía đuôi tàu bị vỡ tan, đang lắc lư trên sóng. Trên đó, có khắc “L.S”.

(Trích Thám tử Sherlock Holmes, Sir Arthur Conan Doyle,

NXB Hồng Đức, 2018, tr. 300 - 317)

Câu 1

Văn bản Năm hạt cam khô thuộc thể loại nào?

Lời giải

Truyện trinh thám

Câu 2

Chi tiết Anh lấy năm hạt và nhét chúng vào một bì thư thể hiện điều gì?

Lời giải

Sherlock Holmes đã sử dụng đúng thủ đoạn của hung thủ để trừng phạt hung thủ về mặt tâm lí.

Câu 3

Nêu đặc điểm của không gian trong văn bản Năm hạt cam khô.

Lời giải

Đặc điểm của không gian trong văn bản Năm hạt cam khô:

- Không gian hẹp, trong cuộc sống sinh hoạt của một thám tử: Sherlock Holmes ngồi trầm tư ở một phía lò sưởi, tra cứu những hồ sơ hình sự.

- Không gian rộng; qua các địa danh, quốc gia: Pondicherry, Texas, London, Mỹ,...

- Không gian mang tính hành trình của vụ án: Được thể hiện qua việc Openshaw đến tìm Sherlock Holmes để giúp đỡ điều tra về cái chết của chú và cha mình, việc Openshaw bị sát hại trên đường về nhà, việc Sherlock Holmes trực tiếp đi điều tra vụ án.

- Không gian đa dạng, biến đổi linh hoạt: Từ không gian cận cảnh, chi tiết đến không gian bao la rộng lớn, từ không gian đất liền đến không gian biển cả, từ không gian nước Anh đến không gian nước Mỹ.

Câu 4

Theo anh/chị, Sherlock Holmes là người như thế nào?

Lời giải

- Sherlock Holmes là một người cần mẫn, nghiêm túc trong công việc, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công việc của mình.

- Sherlock Holmes là một thám tử có óc phán đoán nhanh, linh nhạy; phân tích sắc sảo, logic. Chỉ cần một vài thông tin, Sherlock Holmes đã nắm được tình hình của vụ án, đã tìm ra được tung tích của hung thủ.

- Sherlock Holmes là một thám tử quyết tìm ra sự thật; căm phẫn và quyết tiêu diệt cái xấu, cái ác.

Câu 5

Nhận xét về cái kết của câu chuyện: Chúng tôi mòn mỏi chờ tin con tàu Lone Star của Sanvannah, nhưng bặt chim tăm cá. Sau cùng, chúng tôi nghe nói rằng, ở một nơi nào đó ngoài xa khơi Đại Tây Dương, người ta thấy một cái cột buồm phía đuôi tàu bị vỡ tan, đang lắc lư trên sóng. Trên đó, có khắc “L.S”.

Lời giải

- Cái kết của câu chuyện: Chúng tôi chờ đợi bọn sát nhân bị bắt, bị pháp luật trừng trị; nhưng vẫn không thấy thông tin nào về bọn chúng. Bọn sát nhân có những dấu hiệu bị tai nạn ngoài khơi giữa Đại Tây Dương.

- Nhận xét về cái kết của câu chuyện: Cái kết đột ngột, bất ngờ, để lại nhiều phỏng đoán cho người đọc. Cho thấy bọn sát nhân mặc dù chưa bị pháp luật trừng trị thì cũng bị luật trời trừng phạt. Cái kết mang đến bài học về lẽ sống thiện ác ở đời; theo lẽ nhân quả, báo ứng.

Câu 6

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận về sự tồn tại của cái thiện và cái ác trong cuộc sống.

Lời giải

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25 điểm

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

- Khái niệm về cái thiện và cái ác:

+ Cái thiện: Lòng nhân ái, sự giúp đỡ và tình thương giữa con người.

+ Cái ác: Ích kỷ, bạo lực, gây đau khổ và tổn thương cho người khác.

- Mối quan hệ đối lập và song hành giữa cái thiện và cái ác:

+ Cái thiện và cái ác luôn tồn tại song song, tạo nên sự đa dạng trong cuộc sống.

+ Mỗi cá nhân đều có khả năng thể hiện cái thiện và ác, tùy vào hoàn cảnh và lựa chọn.

- Tác động của cái thiện và cái ác đối với xã hội:

+ Cái thiện thúc đẩy sự phát triển của xã hội, mang lại hạnh phúc và hòa bình.

+ Cái ác gây ra đau khổ, mâu thuẫn và sự bất ổn trong cộng đồng.

- Tầm quan trọng của việc phát huy cái thiện và kiềm chế cái ác:

+ Mỗi người cần nuôi dưỡng cái thiện, đồng thời kiểm soát và kiềm chế cái ác trong bản thân.

+ Xây dựng một xã hội công bằng, nhân văn nhờ vào sự lan tỏa của cái thiện.

1,5 điểm

sự sáng tạo trong cách viết

0,25 điểm

Câu 7

Câu 2 (4,0 điểm) Dựa vào một truyện tranh mà em yêu thích, hãy chuyển thể thành một truyện ngắn.

Lời giải

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn

- Học sinh biết tạo lập một truyện kể đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Dựa vào một truyện tranh mà em yêu thích, hãy chuyển thể thành một truyện ngắn.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu truyện tranh em yêu thích (có thể giới thiệu ngắn về nhân vật chính hoặc bối cảnh).

- Nêu lý do vì sao em muốn chuyển thể truyện tranh này thành truyện ngắn.

2. Thân bài:

- Giới thiệu nhân vật chính và bối cảnh:

+ Nhân vật chính là ai? (Tính cách, ước mơ, hoàn cảnh sống).

+ Bối cảnh câu chuyện diễn ra ở đâu? (Thành phố, thế giới phép thuật, trường học, v.v.)

- Sự kiện chính:

+ Miêu tả sự kiện làm thay đổi cuộc đời của nhân vật (nhận được sức mạnh, gặp người thầy đặc biệt, một cuộc phiêu lưu bất ngờ, v.v.)

+ Những khó khăn và thách thức mà nhân vật gặp phải sau sự kiện đó.

- Phát triển câu chuyện:

+ Nhân vật chính sử dụng sức mạnh hoặc kinh nghiệm mới để vượt qua khó khăn.

+ Tương tác với các nhân vật phụ (bạn bè, kẻ thù, người thân) để phát triển câu chuyện.

+ Tâm lý nhân vật thay đổi, trưởng thành qua từng tình huống.

- Cao trào:

+ Cuộc đối đầu lớn nhất hoặc thử thách quan trọng nhất mà nhân vật phải đối mặt.

+ Nhân vật chính đối diện với những quyết định quan trọng về đạo đức, tình cảm, hoặc sự hy sinh.

3. Kết bài:

- Kết quả của cuộc phiêu lưu: Nhân vật chính thành công hay thất bại?

- Bài học mà nhân vật và người đọc có thể rút ra.

- Gợi mở về tương lai của nhân vật (có thể kết thúc mở nếu phù hợp với câu chuyện).

3,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                          

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

0,25 điểm

4.6

5310 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%