Đăng nhập
Đăng ký
8124 lượt thi 40 câu hỏi 45 phút
4738 lượt thi
Thi ngay
8333 lượt thi
2212 lượt thi
2116 lượt thi
3189 lượt thi
4628 lượt thi
4741 lượt thi
2130 lượt thi
1910 lượt thi
Câu 1:
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?
A. Pháp luật với đạo đức.
B. Pháp luật với cộng đồng.
C. Pháp luật với xã hội.
D. Pháp luật với gia đình.
Câu 2:
Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông thì bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nói đến đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung.
D. Tính nhân văn.
Câu 3:
Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là quy phạm pháp luật?
A. Nội quy nhà trường.
B. Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
C. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông.
D. Quy ước làng văn hóa.
Câu 4:
Có nhiều quy định của pháp luật rất gần gũi với với cuộc sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường … Quy định này nói về bản chất nào của pháp luật?
A. Bản chất giai cấp.
B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất giai cấp và xã hội.
D. Bản chất giai cấp cầm quyền.
Câu 5:
Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã quy định xử phạt hành chính đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Giai cấp.
B. Xã hội.
C. Chính trị.
D. Kinh tế.
Câu 6:
Câu 7:
Bạn A hỏi bạn B: Trong các qui định sau, qui định nào là qui phạm pháp luật?
A. Học sinh phải mang đồng phục của nhà trường khi tới lớp.
B. Qui định của Hội liên hiệp phụ nữ.
C. Công dân phải trung thành với Tổ quốc.
D. Qui định của Đoàn thanh niên.
Câu 8:
Theo Nghị định 146/CP/2007 người ngồi trên xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, khi phát hiện bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ, điều này thể hiện:
A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
B. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật.
C. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.
D. bản chất giai cấp của pháp luật.
Câu 9:
Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?
A. Để quản lí một cách phù hợp nhất.
B. Để quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.
C. Để đất nước ngày càng tự do.
D. Để đất nước ngày càng giàu mạnh.
Câu 10:
Quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội vào quy phạm pháp luật. Đặc trưng này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với yếu tố nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Đạo đức.
D. Phong tục tập quán.
Câu 11:
Một trong những dấu hiệu làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật là hành vi:
A. do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.
C. do người trên 18 tuổi thực hiện.
D. do người từ trên 16 đến 18 tuổi thực hiện.
Câu 12:
Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm:
A. hành chính.
B. dân sự.
C. hình sự.
D. kỉ luật.
Câu 13:
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có giá trị dưới 20 triệu đồng, không gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lí:
A. trách nhiệm hình sự.
B. trách nhiệm hành chính.
C. trách nhiệm dân sự.
D. trách nhiệm pháp lí.
Câu 14:
Hành vi nào thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?
A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.
B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.
C. Bạn C mượn sách của bạn B nhưng không giữ gìn bảo quản.
D. Anh H lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.
Câu 15:
Việc làm nào thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?
A. Em H không hỏi trước mà tự ý sử dụng của bạn cùng lớp.
B. Em B đã lấy điện thoại của chị đi cầm đồ thì thiếu tiền chơi game.
C. Nhà bạn A không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
D. Bạn H đã lấy trộm xe đạp của bạn mang đi bán lấy tiền.
Câu 16:
Những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, nếu vi phạm pháp luật giao thông đường bộ thì:
A. bị xử lí theo pháp luật dân sự.
B. bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do cố ý gây ra.
C. bị kỉ luật của cơ quan có thẩm quyền.
D. Bị xử phạt hình sự theo quy định của pháp luật.
Câu 17:
Việc xử lí người vi phạm pháp luật căn cứ vào:
A. mức độ thiệt hại.
B. thái độ thành khẩn của người vi phạm.
C. thành phần địa vị xã hội của người vi phạm.
D. tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả do hành vi đó qây ra.
Câu 18:
Nam thanh niên đủ từ 18 đến 25 tuổi thực hiện đúng nghĩa vụ quân sự, thanh niên đó đã:
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 19:
Người đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tham gia giao dịch dân sự phải:
A. chịu trách nhiệm về hình sự.
B. được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
C. Chịu trách nhiệm về các công việc giao dịch dân sự.
D. Không có trách nhiệm dân sự.
Câu 20:
Bên thuê nhà không trả tiền đúng thời điểm, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên cho thuê. Đó là hành vi vi phạm pháp luật:
A. Hình Sự
B. Dân Sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
Câu 21:
Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc:
A. chịu trách nhiệm pháp lí.
B. thực hiện nghĩa vụ.
C. thực hiện quyền.
D. chịu trách nhiệm pháp luật.
Câu 22:
Công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản X luôn tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Công ty X đã thực hiện:
A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền của công dân.
C. bổn phận của công dân.
D. quyền, nghĩa vụ của công dân.
Câu 23:
Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào:
A. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người.
B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.
C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.
D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người.
Câu 24:
Việc xét xử các vụ án kinh tế của nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về:
A. quyền trong kinh doanh.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. nghĩa vụ pháp lí.
Câu 25:
Ví dụ nào sau đây trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí:
A. Học sinh 13 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
B. Học sinh 16 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
C. Học sinh 17 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
D. Học sinh 18 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
Câu 26:
Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về.
A. trách nhiệm pháp lí.
B. trách nhiệm kinh tế.
C. trách nhiệm xã hội.
D. trách nhiệm chính trị.
Câu 27:
Nhận định nào sau đây là đúng nhất.
A. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
C. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều bị pháp luật trừng trị.
D. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Câu 28:
Học xong lớp 12, thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên A đã xin đi làm công nhân nhà máy May gần nhà, em vừa có thời gian giúp đỡ gia đình, vừa bảo ban các em học hành, điều này thể hiện
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong kinh doanh.
Câu 29:
Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ:
A. 18 tuổi.
B. 15 tuổi.
C. 14 tuổi.
D. 16 tuổi.
Câu 30:
Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:
A. Mọi công dân đều không có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
B. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào.
C. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh theo quy định của pháp luật.
D. Mọi công dân đều có quyền quyết định quy mô bất cứ hình thức kinh doanh nào.
Câu 31:
Điều nào dưới đây không thể hiện nội dung bình đẳng trong kinh doanh:
A. Tự do lựa chọn hình thức kinh doanh theo điều kiện và khả năng của mình.
B. Tự chủ trong kinh doanh.
C. Tự do lựa chọn việc làm.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Câu 32:
Trang 19 tuổi, cô mở một của hàng tạp hóa tại khu phố nơi mình ở. Theo em B đang thực hiện tốt quyền nào?
A. Quyền bình đẳng trong lao động.
B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
C. Quyền bình đẳng của hôn nhân.
D. Quyền bình đẳng trong gia đình.
Câu 33:
Nhà nước chủ trương “ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ” điều này thể hiện:
A. Bình đẳng trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về việc làm.
C. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
D. Bất bình đẳng.
Câu 34:
Em đồng ý với ý kiến nào về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
C. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ.
D. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.
Câu 35:
Chị Hà đang công tác tại công ty A, chị đang chuẩn bị sinh em bé đầu lòng, theo Luật lao động hiện hành chị sẽ được nghỉ chế độ thai sản trong:
A. 4 tháng.
B. 6 tháng.
C. 8 tháng.
D. 1 năm.
Câu 36:
Anh Đại muốn bán xe ô tô, anh không bàn với vợ vì cho rằng xe anh mua, còn vợ thì ở nhà nội trợ không biết gì về xe và giá cả, theo em anh Đại đã vi phạm nội dung:
A. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân.
B. Bình đẳng trong kinh doanh.
C. Bình đẳng trong lao động.
D. Bình đẳng trong quan hệ tài sản.
Câu 37:
Việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thuộc về:
A. Nhà nước.
C. Cá nhân.
B. Công ty.
D. Luật sư.
Câu 38:
Chị M là người dân tộc H’ Mông và anh H là người dân tộc Kinh. Họ đã yêu nhau được 2 năm và quyết định kết hôn. Nhưng gia đình chị M không đồng ý và kiến quyết không cho hai người lấy nhau vì lí do anh H không phải là người dân tộc H’ Mông. Hành vi cản trở của gia đình chị M đã vi phạm quyền gì của công dân?
A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. Quyền tự do giữa các dân tộc.
C. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 39:
Sau giờ học trên lớp, Bình (người dân tộc Kinh) giảng bài cho H’Rê (người dân tộc Ê Đê). Hành vi của Bình thể hiện?
B. Quyền tự do, dân chủ của Bình.
C. Sự tương thân tương ái của Bình.
D. Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 40:
Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về:
A. chính trị.
B. kinh tế.
C. văn hóa.
D. Xã hội.
1625 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com