Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Phòng GD Cần Giờ có đáp án
211 người thi tuần này 4.6 48.1 K lượt thi 6 câu hỏi 50 phút
- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
- Đề số 44
🔥 Đề thi HOT:
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 10)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn - Năm 2025 - Trường THCS Phú Lương (Tháng 2) có đáp án
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Ninh Bình (2)
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc văn bản sau:
BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG
[…]Quê hương tôi có cây bầu cây nhị Tiếng đàn kêu tích tích tình tang… Có cô Tấm cảm mình trong kết quả thị, Người em có thể túi đúng ba băng đảng.
Quê hương tôi có ca dao tục ngữ, Ông trăng tròn thường xuyên xuống mọi nhà chơi. Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, Một dây trầu cũng thoáng đãng đôi.
Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất “Cuốc cuốc” kêu nhỏ máu những đêm vàng, Chân đá cũng mỏ lông sau sa mạc Theo người đi yêu chống xâm lăng. |
Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu Hưng Đạo vương đã mở Diên Hồng.
Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm, Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo. (Trích Bài thơ quê hương – Nguyễn Bính, Nguyễn Bính thơ và đời , NXB Văn học Hà Nội, trang 134-135) |
⃰ Ghi chú: Nguyễn Bính bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi. Ông được coi là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc. Bài thơ quê hương được Nguyễn Bính sáng tác vào dịp Tết Bính Ngọ, 1966.
Lời giải
- Hình ảnh quê hương trong bài thơ được thể hiện qua những từ ngữ:
+cây bầu, cây nhị.
+ ca dao tục ngữ.
+ dây trầu
+ bà Trưng, bà Triệu
+ múa xoè, hát đúm,
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả: Tình yêu quê hương gắn với di sản văn hóa, truyền thống lịch sử, phong tục tập quán,...Lời giải
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: điệp vần hoặc liệt kê
+ Điệp vần: “nhị” - “thị”; “ tang” - “ gang”
+ Liệt kê : cây bầu cây nhị, tiếng đàn, cô Tấm, quả thị, người em, túi ba gang
- Tác dụng:
+ Điệp vần: làm tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho đoạn thơ.
+ Liệt kê: Làm nổi bật sự phong phú của những di sản văn hóa tinh thần trên quê hương ta, nhấn mạnh tình cảm và niềm tự hào của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc. Giúp cho câu thơ giàu hình ảnh, nhịp điệu.Lời giải
Thí sinh có thể trả lời dựa trên các định hướng sau:
- Nhận xét tình cảm của tác giả với quê hương: yêu mến, trân trọng, tự hào về những vẻ đẹp, những truyền thống quý báu của quê hương, dân tộc.
- Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đoạn thơ: Hãy luôn trân trọng, yêu quý vẻ đẹp bình dị của quê hương mình. Những điều bình dị, mộc mạc ấy đã làm đẹp đời sống tâm hồn ta và giúp ta có thể sống, cống hiến.
Lưu ý:
- Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, đảm bảo phù hợp và logic.Lời giải
* Về hình thức, kỹ năng
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
- Triển khai được luận điểm/ ý kiến, có sử dụng lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm/ ý kiến.
- Viết một đoạn văn (không tách đoạn).
- Mở đoạn bằng chữ viết hoa và lùi vào đầu dòng; dùng dấu câu phù hợp để
- Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, có sử dụng phép liên kết câu.
- Đoạn văn đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Về nội dung
- Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).
- Thân đoạn: Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
Gợi ý:
+ Nội dung:
Tác giả gửi gắm vốn kiến thức dân gian qua những câu chuyện cổ tích thân thuộc và nhận định kho tàng dân gian nghìn đời ấy là mạch nguồn văn hóa của dân tộc.
Quê hương hiện lên là những hình ảnh quen thuộc: câu tục ngữ ca dao, bài đồng dao, thiên nhiên hòa quyện trong cuộc sống con người, những mối tình thủy chung, những câu chuyện ấm áp tình người.
+ Nghệ thuật:
Bài thơ dài, viết dàn trải, nhiều khổ vỏ ngôn ngữ không trùng, nhưng ý thơ lặp.
Lối nói quá tài tình
...
- Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.* Về sáng tạo
Đoạn văn có sự sáng tạo trong cách hành văn (triển khai được các ý tưởng mới mẻ; cách mở đoạn lôi cuốn, hấp dẫn; cách kết đoạn đặc sắc, ấn tượng;…).
Lưu ý:
- Trên đây chỉ là một số gợi ý cho nội dung đoạn văn, giám khảo cho điểm tuỳ theo nội dung đoạn văn thí sinh viết, chú ý ghi nhận, đánh giá cao những bài làm có sự sáng tạo, hướng đến những giá trị tích cực của vấn đề.
- Thí sinh viết đoạn văn lạc đề đạt tối đa 1.0 điểm.kết thúc đoạn văn.
Đoạn văn 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM
Thiên nhiên Việt Nam xinh đẹp với khí hậu nhiệt đới – gió mùa trải dài từ Bắc vào Nam với đường cong hình chữ S và bờ biển dài 3.620 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đã tạo nên một hệ sinh thái rừng biển hết sức đa dạng, phong phú. Với 54 dân tộc chung sống hoà hợp, đoàn kết và thân ái trong chiều dài lịch sử đã hun đúc được một nền văn hoá đậm đà bản sắc. Chính những điều kiện trên đã hình thành nên nhiều vùng đất giàu tiềm năng du lịch.
Tuyến điểm du lịch Việt Nam của tác giả Bùi Thị Hải Yến do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành với ước vọng giới thiệu đến bạn đọc những đặc điểm tự nhiên và lịch sử văn hoá, kiến trúc tương đối toàn diện về những tuyến điểm du lịch tiêu biểu của đất nước.
Sách bao gồm 4 chương:
Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên - Tài nguyên du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam
Trong chương này, sách cho bạn đọc thấy một cách tổng quan về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch của Việt Nam. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cộng địa hình nhiều đồi núi thấp và nguồn tài nguyên nước phong phú đã tạo nên hệ sinh học đa dạng với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, rất thích hợp trong việc phát triển du lịch sinh thái. Trải qua 4.000 năm lịch sử, nước ta cũng đã hình thành nên nhiều di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có một số di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận ở dạng vật thể (Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn...) và phi vật thể (Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ, đờn ca tài tử...). Với hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và hàng không đã đáp ứng được nhu cầu đến các điểm du lịch của du khách.
Chương 2: Tuyến, điểm du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ
Vùng du lịch Bắc Bộ gồm 28 tỉnh, thành phố, từ Hà Giang đến Hà Tĩnh. Đây là vùng du lịch thể hiện đầy đủ và tập trung nhất hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam. Loại hình du lịch đặc trưng của vùng này là du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái…..
Chương 3: Tuyến, điểm du lịch của vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi với nhiều tiềm năng du lịch phong phú cả tự nhiên lẫn lịch sử văn hóa….
Chương 4: Tuyến, điểm du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Vùng du lịch Nam Trung Bộ va Nam Bộ bao gồm 30 tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội phát triển phong phú, đa dạng….
Cuốn sách Tuyến điểm du lịch Việt Nam thực sự mang đến cho người đọc những tri thức toàn diện và bổ ích cho bất cứ ai muốn tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam.
(Theo Kim Ngọc https://nxbgd.vn/chuyen-muc/gioi-thieu-sach )
Lời giải
a. - Sa – pô của văn bản: đoạn in đậm nằm ngay dưới nhan đề văn bản.
- Tác dụng của sa – pô: Nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc.
b. Việc phát triển du lịch mang lại những lợi ích cho đất nước:
Việc phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ. Du lịch còn góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác nhau.Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
9622 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%