Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)

  • 2856 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CON QUẠ VÀ CÁI BÌNH NƯỚC

Vào một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt mấy tháng liền trời không có lấy một giọt mưa. Đất đai khô cằn, cây cỏ héo úa, nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả. Sự sống của muôn loài bị đe dọa như đang đứng trước lưỡi gươm của Thần Chết.

Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm được nước cả. Sau đó tình cờ nhìn thấy trên mặt đất có một cái bình nước. Ngay lập tức, nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước.

Thế nhưng, chú quạ không làm cách nào để uống nước được vì miệng bình nhỏ quá mà cổ bình lại cao, nước trong bình không dâng lên đủ để cho chú uống được. Dù nó đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không uống được một giọt nước nào. 

Đang trong lúc tuyệt vọng không biết phải làm thế nào thì nó nhìn thấy một viên sỏi. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu nó là sẽ dùng chiếc mỏ để cắp những viên sỏi bỏ vào trong bình. Bỏ càng nhiều sỏi, nước trong bình sẽ càng dâng cao. Khi nước dâng lên đến miệng bình là nó có thể uống được rồi.

Ngay lập tức, quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa. Sau một thời gian bỏ công đi tìm kiếm những viên sỏi trở về, lúc này nó chỉ việc thả những viên sỏi bỏ vào bình. Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng dâng lên cao hơn. Khi bỏ viên sỏi cuối cùng vào thì mực nước trong bình cũng vừa dâng lên đến miệng và quạ ung dung uống ngụm nước trong bình.

Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? 

Xem đáp án

- Thể loại: truyện ngụ ngôn.

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2:

Nội dung chính được nói tới trong văn bản trên là gì?

Xem đáp án
Truyện kể về trí thông minh và sự kiên nhẫn của chú quạ khi muốn uống nước trong chai.

Câu 3:

Quạ đã làm gì để có thể với được tới nước ? Từ việc làm trên, em thấy quạ có những đức tính gì?

Xem đáp án

- Để với được tới nước, Quạ thả những viên sỏi nhỏ vào trong bình cho đến khi mực nước dâng lên đến nơi mà nó có thể với tới được. 

- Từ việc làm trên, ta thấy quạ có những đức tính như kiên trì, nhận nại.

Câu 4:

Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn.

Xem đáp án

HS trình bày bài học rút ra cho bản thân.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Bài học:

+ Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, không nên thấy khó mà từ bỏ dễ dàng mà hãy bình tĩnh, kiên trì nhẫn nại nghĩ cách và vượt qua nó.

+ Sự kiên trì là chìa khóa để giải quyết bất kỳ vấn đề nào vì cuối cùng dù cho tình hình có nghiêm trọng đi chăng nữa, thì bạn cũng sẽ tìm thấy một giải pháp.

Câu 5:

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách.

Xem đáp án

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tuổi trẻ cần phải có bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách.

II. Thân bài

* Giải thích:

– Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

* Phân tích, chứng minh:

- Biểu hiện của người sống bản lĩnh:

+ Quyết đoán, không vì người khác nói ra nói vào mà lung lay ý chí quyết tâm của mình.

+ Người có bản lĩnh thường nói là làm và không nói hai lời.

+ Khi gặp khó khăn thường không than khóc oán trách số phận hay đổ lỗi cho người này, người kia mà là người tự dám nhận lỗi về mình tự mình khắc phục khó khăn để bước tiếp.

+ Dám sống theo đuổi ước mơ dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống

- Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh:

+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.

+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay.

+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.

* Bình luận, mở rộng:

+ Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai.

III. Kết bài:

- Đưa ra bài học nhận thức và hành động

Ví dụ: Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã,… mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận