Đăng nhập
Đăng ký
6744 lượt thi 30 câu hỏi 45 phút
4855 lượt thi
Thi ngay
3422 lượt thi
3333 lượt thi
4779 lượt thi
3430 lượt thi
4446 lượt thi
2893 lượt thi
3445 lượt thi
6590 lượt thi
Câu 1:
Tình hình nổi bật của châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập.
B. Hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc thực dân
C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đã giành được độc lập.
Câu 2:
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình các nước châu Á sau khi giành độc lập?
A. Tất cả các nước châu Á đều ổn định và phát triển.
B. Diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc.
C. Một số nước diễn ra những cuộc xung đội tranh chấp biên giới lãnh thổ hoặc phong trào li khai.
D. Các nước đế quốc thực dân cố duy trì ách thống trị.
Câu 3:
Kết quả của cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1946 đến năm 1949 như thế nào?
A. Đảng Cộng sản Trung Quốc bước đầu giành thắng lợi.
B. Hai bên tiếp tục hòa hoãn.
C. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thua chạy ra Đài Loan.
D. Đảng Cộng sản Trung Quốc thu hẹp vùng giải phóng.
Câu 4:
Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Trung Quốc là gì?
A. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.
B. Đầu tư hiện đại hóa quân đội.
C. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến hành công nghiệp hóa, phát triển kinh tế, xã hội.
D. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.
Câu 5:
Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa quốc tế như thế nào?
A. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu á.
B. Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
D. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến và tư bản trên đất Trung Hoa.
Câu 6:
Nội dung nào sau đây KHÔNG thuộc đường lối cải cách – mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?
A. Tiến hành cải cách và mở cửa.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C. Thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”.
D. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Câu 7:
Lĩnh vực nào được coi là trọng tâm trong đường lối cải cách – mở cửa ở Trung Quốc năm 1978?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa – giáo dục.
D. Khoa học – kĩ thuật.
Câu 8:
Chủ trương cải cách – mở cửa của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được đề ra tại:
A. Đại hội cách mạng vô sản (1966-1976).
B. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12/1976).
C. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9/1982).
D. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (10/1987).
Câu 9:
Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, chính sách đối ngoại của Trung Quốc là:
A. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
B. bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô.
C. hợp tác với các nước ASEAN để cùng phát triển.
D. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 10:
Một trong những biến đổi lớn về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949).
B. Sự thành lập hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
D. Trung Quốc thu hồi Hồng Kông, Ma Cao.
Câu 11:
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu?
A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
B. Ma-ni-la (Phi-líp-pin).
C. Băng Cốc (Thái Lan).
D. Xin-ga-po.
Câu 12:
Mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì?
A. Gìn giữ hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền.
B. Đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
D. Liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế.
Câu 13:
Sự kiện nào đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN?
A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á được ký kết tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2/1976.
B. Tuyên ngôn thành lập tổ chức ASEAN tại Băng Cốc.
C. Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được ký kết.
D. Việt Nam gia nhập Hiệp ước Ba-li.
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không nằm trong nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN?
A. Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
D. Động viên toàn lực, ủng hộ mọi mặt về sức mạnh vật chất, tinh thần khi các nước thành viên bị đe dọa độc lập, chủ quyền.
Câu 15:
Nguyên nhân dẫn đến quan hệ giữa ba nước Đông Dương với các nước ASEAN trở lại căng thẳng, đối đầu nhau vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX?
A. Sự ra đời của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia.
B. Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Cam-pu-chia, cùng với nhân dân nước này lật đổ chế độ phản động Pôn-pốt – Iêng Xa-ri.
C. Sự kích động và can thiệp của một số nước lớn.
D. Do sự can thiệp của Mỹ.
Câu 16:
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập?
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Cam-pu-chia.
D. Thái Lan.
Câu 17:
Sự kiện nào tạo điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức.
B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập.
C. Mỹ đánh bại phát xít Nhật.
D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Câu 18:
Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra sớm nhất ở đâu?
A. Bắc Phi.
B. Tây Phi.
C. Nam Phi.
D. Trung Phi.
Câu 19:
Thắng lợi mở đầu cho phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Ai Cập.
B. An-giê-ri.
C. Xu-đăng.
D. Ê-ti-ô-pi-a.
Câu 20:
Năm 1960, ở châu Phi có sự kiện nổi bật nào?
A. Cộng hòa Ai Cập được thành lập.
B. 17 nước châu Phi giành độc lập dân tộc.
C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ.
D. Nen-xơn Man-đê-la làm Tổng thống châu Phi.
Câu 21:
Sau khi giành được độc lập các nước châu Phi đã
A. tiếp tục đấu tranh chống đế quốc thực dân.
B. bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội.
C. ký các hiệp định hợp tác nhưng phụ thuộc vào Mỹ.
D. xung đột, chiến tranh liên miên.
Câu 22:
Nội dung nào không phản ánh đúng khó khăn của các nước châu Phi cuối những năm 80 của thế kỷ XX?
A. Các nước châu Phi ổn định và phát triển.
B. Các xung đột nội chiến đẫm máu.
C. Tình trạng nghèo đói, nợ nần chồng chất.
D. Dịch bệnh hoành hành.
Câu 23:
Công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế- xã hội của các nước châu Phi còn có hạn chế như nào?
A. Chỉ làm thay đổi một phần bộ mặt các nước châu Phi.
B. Chưa đủ sức làm thay đổi căn bản bộ mặt các nước châu Phi.
C. Đánh đấu bước ngoặt phát triển mới của châu Phi.
D. Châu Phi vẫn trong tình trạng nghèo đói và lạc hậu.
Câu 24:
Tổ chức nào sau đây là tổ chức liên minh khu vực châu Phi?
A. ASEAN.
B. NATO.
C. AU.
D. SEATO.
Câu 25:
Sự kiện mở đầu cao trào đấu tranh chống đế quốc ở khu vực Mỹ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cuộc cách mạng Cu-ba năm 1959.
B. cao trào đấu tranh bùng nổ ở nhiều nơi.
C. đấu tranh vũ trang diễn ra ở Bô-li-vi-a.
D. bầu cử thắng lợi ở Chi-lê năm 1970.
Câu 26:
Sau thắng lợi của cách mạng Cu-ba (1959), một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mỹ La-tinh dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân.
B. Nổi dậy của nông dân.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Đấu tranh nghị viện.
Câu 27:
Nội dung nào không phải là thành tựu quan trọng của các nước Mỹ La-tinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước?
A. Củng cố độc lập chủ quyền.
B. Dân chủ hóa sinh hoạt chính trị.
C. Tiến hành các cải cách kinh tế.
D. Thành lập khối quân sự để chống Mỹ.
Câu 28:
Sự kiện nào đánh dấu Cu-ba chính thức bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ (1/1/1959).
B. Chính phủ Phi-đen Ca-xtơ-rô tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để.
C. Sau chiến thắng tại bãi biển Hi-rôn (4/1961).
D. Phi-đen Ca-xtơ-rô lên nắm chính quyền.
Câu 29:
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Mỹ La-tinh có điều gì khác biệt so với các nước châu Á, châu Phi?
A. Nhiều nước trở thành tay sai của Mỹ.
B. Hầu hết các nước trở thành thuộc địa của Mỹ.
C. Nhiều nước đã giành được độc lập.
D. Nhiều nước đã phát triển thành các nước đế quốc đi xâm lược các nước khác.
Câu 30:
Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mỹ La-tinh rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành sân sau của
A. đế quốc Anh.
B. đế quốc Mỹ.
C. đế quốc Pháp.
D. đế quốc Bồ Đào Nha.
1349 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com