Đăng nhập
Đăng ký
6637 lượt thi 30 câu hỏi 45 phút
4855 lượt thi
Thi ngay
6705 lượt thi
3422 lượt thi
3333 lượt thi
4779 lượt thi
3430 lượt thi
4446 lượt thi
2893 lượt thi
3445 lượt thi
Câu 1:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (đầu năm 1959) của Đảng đã có chủ trương quan trọng gì đối với cách mạng miền Nam?
A. Xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
B. Dùng đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa để đánh Mỹ-Diệm.
D. Tiếp tục đấu tranh chính trị hòa bình.
Câu 2:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 15 (đầu năm 1959) của Đảng đã đề ra con đường đấu tranh của nhân dân miền Nam là
A. đấu tranh chính trị.
B. đấu tranh vũ trang.
C. đấu tranh nghị trường.
D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Câu 3:
Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)?
A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam.
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
C. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Buộc Mỹ phải rút quân về nước.
Câu 4:
Âm mưu của Mỹ trong việc can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương (1951-1953) là gì?
A. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại ba nước Đông Dương.
B. Ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản.
C. Thúc đẩy tự do, dân chủ ở Đông Nam Á.
D. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương.
Câu 5:
Trong thời kỳ 1954-1975, phong trào nào đánh dấu bước chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. Phong trào “Phá ấp chiến lược”.
B. Phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”.
C. Phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
D. Phong trào “Đồng khởi”.
Câu 6:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng.
B. Cách mạng miền Nam đang đứng trước những khó khăn.
C. Cách mạng miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mỹ.
D. Cách mạng miền Nam gặp khó khăn, cách mạng miền Bắc thành công.
Câu 7:
Khi quân Pháp rút khỏi nước ta, điều khoản nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được thực hiện?
A. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc.
B. Để lại quân đội ở miền Nam.
C. Để lại cố vấn quân sự khoác áo dân sự.
D. Bồi thường chiến tranh.
Câu 8:
Căn cứ vào đâu ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968?
A. Quân Mỹ suy yếu, có nguy cơ tan rã.
B. Ta nhận định tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho ta, lợi dụng mâu thuẫn ở Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống (1968).
C. Sự giúp đỡ về vật chất, phương tiện chiến tranh của Trung Quốc, Liên Xô.
D. Quân đội Trung Quốc sang giúp ta đánh Mỹ.
Câu 9:
Trọng tâm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 là ở địa bàn nào?
A. Rừng núi.
B. Nông thôn.
C. Các đô thị.
D. Ven biển.
Câu 10:
Ý nghĩa nào không phải của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968?
A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ.
B. Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Tạo ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu 11:
Mỹ dựng lên sự kiện nào để lấy cớ đánh phá miền Bắc bằng không quân, hải quân lần thứ nhất?
A. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
B. Sự kiện Vạn Tường.
C. Xuân Mậu Thân năm 1968.
D. Quân ta tiến công đến tận các vị trí đầu não của địch.
Câu 12:
Nội dung nào không phải là âm mưu của Mỹ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc?
A. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C. Làm lung lay ý chí chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
D. Xâm lược và đặt ách thống trị miền Bắc.
Câu 13:
Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là do:
A. Thất bại ở trận Vạn Tường.
B. Thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 của quân ta.
C. Thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
D. Thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968).
Câu 14:
Ưu thế về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ là gì?
A. Nhiều máy bay.
B. Nhiều xe tăng.
C. Quân số đông, vũ khí hiện đại.
D. Thực hiện nhiều chiến thuật mới.
Câu 15:
Đầu năm 1975, quân ta giành chiến thắng vang dội ở đâu?
A. Quảng Trị.
B. Tây Nguyên.
C. Phước Long.
D. Tây Ninh.
Câu 16:
Kế hoạch giải phóng miền Nam được Đảng đề ra trong Hội nghị nào?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (cuối năm 1973).
B. Hội nghị Bộ Chính trj Trung ương Đảng (cuối năm 1974 đầu năm 1975).
C. Hội nghị Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam.
D. Hội nghị cao cấp 3 nước Việt Nam – Lào - Cam-pu-chia.
Câu 17:
Trận then chốt mở màn chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A. Plây-ku.
B. Buôn Ma Thuột.
C. Kon Tum.
D. Đắk Lắk.
Câu 18:
Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?
A. Phước Long.
C. Huế - Đà Nẵng.
D. Quảng Trị.
Câu 19:
Cách đánh của ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh là:
A. Tiến đánh từ ngoài vào trong.
B. Vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm thành phố.
C. Đánh từ bên trong ra.
D. Kêu gọi binh lính đầu hàng, đàm phán với chính quyền Sài Gòn.
Câu 20:
Sau Đại thắng Xuân 1975, miền Bắc còn phải thực hiện nhiệm vụ quốc tế với những nước nào?
A. Đối với Lào và Cam-pu-chia.
B. Đối với Trung Quốc.
C. Đối với Cu-ba.
D. Các nước Đông Nam Á.
Câu 21:
Nhà nước ta đã có những việc làm gì để ổn định hệ thống chính quyền và hệ thống chính trị?
A. Thành lập chính quyền trung lập.
B. Thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng các cấp.
C. Xóa bỏ chính quyền cũ.
D. Giải tán các đảng phái thân Mỹ - chính quyền Sài Gòn.
Câu 22:
Chính quyền cách mạng sau khi giải phóng miền Nam đã không thực hiện biện pháp nào để ổn định và khôi phục kinh tế?
A. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài.
B. Xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, quốc hữu hóa ngân hàng.
C. Cải cách ruộng đất ở miền Nam.
D. Chủ trương khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Câu 23:
Sau Đại thắng Xuân 1975, tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta như thế nào?
A. Mỗi miền tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
B. Nhà nước trong cả nước đã thống nhất.
C. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ hai miền.
D. Sự chia rẽ trong nội bộ mỗi miền.
Câu 24:
Đường lối đổi mới của Đảng ta là đổi mới toàn diện, nhưng trọng tâm là đổi mới trong lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
Câu 25:
Công cuộc đổi mới đất nước giai đoạn (1986-1990) bước đầu đạt được thành tựu, trước tiên là trong việc thực hiện các mục tiêu của
A. ba chương trình kinh tế.
B. kinh tế đối ngoại.
C. tài chính – tiền tệ.
D. kinh tế - xã hội.
Câu 26:
Hạn chế lớn nhất của công cuộc đổi mới ở nước ta giai đoạn (1986-1990) trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển là gì?
A. Trình độ khoa học và công nghệ chuyển biến chậm.
B. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động thấp.
C. Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, hiệu quả kinh tế thấp.
D. Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất-kỹ thuật lạc hậu.
Câu 27:
Thực hiện kế hoạch 5 năm (1996-2000), cơ cấu các ngành kinh tế nước ta có sự chuyển biến như thế nào?
A. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công – nông kết hợp.
B. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
D. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, nông nghiệp hóa.
Câu 28:
Thành tựu quan trọng của Việt Nam trong kế hoạch 5 năm (1991-1995) trong lĩnh vực đối ngoại là gì?
A. Đấu tranh ngoại giao, góp phần chấm dứt cuộc nội chiến ở Cam-pu-chia.
B. Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt động của quốc tế.
C. Củng cố và tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.
D. Củng cố và tăng cường quan hệ với các nước Đông Âu.
Câu 29:
Những thành tựu về kinh tế-xã hội của nước ta đạt được trong 15 năm (1986-2000) thực hiện đường lối đổi mới có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc.
B. Hàng hóa trên thị trường dồi dào, lưu thông thuận lợi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước.
C. Hệ thống chính trị đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các quan dân cử.
D. Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân.
Câu 30:
Ba chương trình kinh tế nào được đưa ra trong kế hoạch nhà nước 5 năm 1986-1990?
A. Nông – lâm – ngư nghiệp.
B. Vườn – ao - chuồng.
C. Lương thực – thực phẩm – hàng xuất khẩu.
D. Lương thực – thực phẩm – hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com