Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 33 (có đáp án) Miền Nam chống hai chiến lược. Hiệp định Pari 1973 (Phần 2)

  • 1451 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Lực lượng quân đội giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trước sự yếu kém của quân đội Sài Gòn, trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam, lực lượng quân sự giữ vai trò nòng cốt đã được thay thế từ quân đội Sài Gòn bằng quân đội Mĩ để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam


Câu 2:

Biện pháp chính được Mĩ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Biện pháp được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là mở những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt Cộng” để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam


Câu 3:

Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào đấu tranh gì ở miền Nam?

Xem đáp án

Đáp án B

Ngày 18-8-1965, Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt đơn vị chủ lực của quân giải phóng, nhưng thất bại. Chiến thắng Vạn Tường mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam


Câu 4:

Hướng tiến công chính của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong mùa khô 1965-1966 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng


Câu 5:

Khả năng đánh thắng quân Mĩ của quân dân miền Nam tiếp tục được thể hiện trong trận chiến nào sau chiến thắng Vạn Tường (1965)?

Xem đáp án

Đáp án B

Sau thất bại ở Vạn Tường, trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, Mĩ liên tiếp mở hàng loạt các cuộc hành quân "tìm diệt" nhằm tiêu diệt lực lượng giải phóng. Tuy nhiên, thắng lợi của quân dân miền Nam trong 2 cuộc phản công chiến lược này đã tiếp tục cho thấy khả năng quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ”.


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận

Tiến Bùi
19:40 - 23/05/2021

Câu 14 Đáp án C