Đề kiểm tra Giữa kì 1 Lịch sử 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)

29 người thi tuần này 4.6 219 lượt thi 28 câu hỏi 45 phút

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Tại hội nghị Tê-hê-ran (1943), nguyên thủ quốc gia nào sau đây khẳng định quyết tâm thành lập tổ chức Liên hợp quốc?

Xem đáp án

Câu 2:

Liên hợp quốc xác định rõ một trong các mục tiêu của tổ chức là thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở

Xem đáp án

Câu 3:

Nội dung nào sau đây vừa là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, vừa là nguyên tắc của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề ở Biển Đông hiện nay?

Xem đáp án

Câu 4:

Theo quy định của Hội nghị Ianta, Nhật Bản sẽ bị chiếm đóng chủ yếu bởi

Xem đáp án

Câu 5:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), nước nào cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?

Xem đáp án

Câu 6:

Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ đã có tác động nào sau đây đến tình hình thế giới?

Xem đáp án

Câu 7:

Nội dung nào sau đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh vào đầu năm 1945?

Xem đáp án

Câu 8:

Hội nghị Ianta (2/1945) không đưa đến tác động nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 9:

Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) đã có ảnh hưởng tích cực đến tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì

Xem đáp án

Câu 10:

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, một trong những xu thế của thế giới là

Xem đáp án

Câu 11:

Trong trật tự thế giới đa cực, hai cực có tầm ảnh hưởng lớn nhất là

Xem đáp án

Câu 12:

Sau Chiến tranh lạnh, các nước điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng hòa hoãn, đối thoại, hợp tác chủ yếu là do

Xem đáp án

Câu 13:

Sự kiện lịch sử nào sau đây diễn ra sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

Xem đáp án

Câu 14:

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, tổ chức nào sau đây đã vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực?

Xem đáp án

Câu 15:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của trật tự thế giới đa cực trong quan hệ quốc tế?

Xem đáp án

Câu 17:

Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là

Xem đáp án

Câu 18:

Từ năm 2015 đến nay, Cộng đồng ASEAN được xây dựng và phát triển dựa trên 3 trụ cột chính là chính trị-an ninh, văn hóa-xã hội và

Xem đáp án

Câu 19:

Yếu tố nào sau đây tác động đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án

Câu 20:

Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại là do tác động từ nguyên nhân nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 21:

Năm 1997, văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN đã được thông qua?

Xem đáp án

Câu 22:

Sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển là một trong những thách thức của Cộng đồng ASEAN trên lĩnh vực nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 23:

Văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 được thông qua đã đáp ứng được nguyện vọng của các quốc gia thành viên về một khu vực Đông Nam Á

Xem đáp án

Câu 24:

Nội dung nào sau đây là cơ sở để thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN?

Xem đáp án

Câu 26:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

     Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự,…giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.

     Quan hệ quốc tế giữa hai cực trở nên căng thẳng khi Mỹ phát động chiến tranh lạnh (1947) nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

     Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh trực tiếp, nhưng Mỹ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang, thành lập liên minh quân sự ở nhiều khu vực, khiến thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi đều có sự tham gia hoặc ủng hộ của hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô, tiêu biểu là chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945-1954)…

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 11)

A. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta được xác lập và phát triển trong giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

B. Đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực I-an-ta là thế giới bị chia thành hai phe đối đầu nhau là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

C. Chiến tranh lạnh là một cuộc chiến tranh có quy mô toàn cầu do Mỹ phát động nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

D. Trong thời kì xác lập và phát triển của trật tự hai cực I-an-ta, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra ở châu Á với sự tham gia và đụng đầu trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô.


Câu 27:

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. Tôn chỉ và mục đích của ASEAN:

1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;

2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc;

3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học-kĩ thuật và hành chính,…

(Theo Tuyên bố ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.15- 16).

a. Tôn chỉ và mục đích thành lập của tổ chức ASEAN được thể hiện rõ trong Tuyên bố ASEAN

b. Một trong những mục đích của tổ chức ASEAN là hợp tác, giúp đỡ giữa các nước thành viên nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.

c. ASEAN chủ trương liên kết, hợp tác giữa các nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau và tiến tới nhất thể hóa tất cả các nước thành viên

d. Mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực của tổ chức ASEAN không chỉ đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của các nước thành viên mà còn là điều kiện tiên quyết cho sự hợp tác và phát triển.


Câu 28:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

     Trong quá trình phát triển, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với những thách thức trong nội khối và từ bên ngoài.

     Trong nội khối, những thách thức cơ bản đối với Cộng đồng ASEAN về chính trị là sự đa dạng về chế độ chính trị, tình hình chính trị ở một số nước còn phức tạp, còn tồn tại một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương,… Về kinh tế, sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển,…giữa các nước gây khó khăn trong hợp tác nội khối; sự tương đồng trong sản xuất một số ngành nghề cũng tạo ra sự cạnh tranh trong xuất khẩu,…

     Bên cạnh đó, những thách thức từ bên ngoài cũng tác động đến Cộng đồng ASEAN như: cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực, diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông và tình hình quốc tế; biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,… Để vượt qua những thách thức, các nước ASEAN đã và đang đẩy nhanh quá trình triển khai các kế hoạch đã đề ra vì lợi ích chung, lâu dài của cả cộng đồng.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.30)

A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN.

B. Thách thức của Cộng đồng ASEAN xuất phát từ những yếu tố ở cả bên trong và bên ngoài.

C. Mọi thách thức của Cộng đồng ASEAN đều xoay quanh hai lĩnh vực là kinh tế và chính trị.

d. Diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông là một trong những thách thức lớn xuất phát từ mâu thuẫn trong nội bộ tổ chức ASEAN.


4.6

44 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%