Đề thi minh họa ĐGNL Khoa học tự nhiên - Bộ Công an có đáp án (Mã bài thi CA1)

  • 2950 lượt thi

  • 34 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Nội dung nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

+ Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

+ Bảo vệ nền hoà bình và an ninh thế giới.

+ Viện trợ, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.


Câu 2:

Phong trào chống chủ nghĩa thực dân sau Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ sớm nhất ở khu vực nào sau đây của châu Phi?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các nươc châu Phi. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là khu vực Bắc Phi, sau đó lan sang các khu vực khác.


Câu 3:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của phong trào giải phóng dân tộc đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc (sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000) đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Các quốc gia độc lập này ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dậ, vì hòa bình thế giới, độc lập và tiến bộ xã hội. Do đó, đã góp phần làm tăng cường mối quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia.

- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:

+ Trong quan hệ quốc tế vẫn còn sự bất bình đẳng với vai trò, vị thế và quyền lực của các nước lớn.

+ Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự kiện trực tiếp đánh dấu sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta (thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc có tác động làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Inata).

+ Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là Hội quốc liên (được thành lập vào năm 1920).


Câu 4:

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (cuối thế kỉ XIX) ở Việt Nam chủ yếu diễn ra trên địa bàn nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Phong trào Cần vương (cuối thế kỉ XIX) ở Việt Nam diễn ra quyết liệt với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhưng sôi nổi nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Ở Nam Kì, do thực dân Pháp đã sớm ổn định được bộ máy cai trị (Pháp hoàn thành việc xâm chiếm 6 tỉnh Nam Kì từ năm 1867) nên phong trào Cần vương diễn ra kém sôi nổi hơn so với Bắc Kì và Trung Kì.


Câu 5:

Tư tưởng chính trị của tổ chức Việt Nam Quang phục hội (thành lập năm 1912) có điểm mới nào sau đây so với Hội Duy tân (thành lập năm 1904)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Chủ trương của Hội Duy tân là: đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

- Chủ trương của Việt Nam Quang phục hội là: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.

=> Như vậy, so với Hội Duy tân, Tư tưởng chính trị của tổ chức Việt Nam Quang phục hội có điểm tiến bộ hơn là: gắn mục tiêu độc lập dân tộc với xây dựng nền cộng hòa.


4

Đánh giá trung bình

0%

100%

0%

0%

0%

Nhận xét

G

5 tháng trước

Giang Hà

Bình luận


Bình luận

huỳnh gia thiện
19:46 - 20/12/2022

ok

𝙉𝙜𝙪𝙮𝙚𝙣 𝙑𝙞𝙚𝙩 𝙌𝙪𝙖𝙣
11:42 - 19/02/2023

T02