Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 CTST Bài 45: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống có đáp án

40 lượt thi 10 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 9:

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Dolly thuộc giống cừu Scotland. Đây không phải là một chú cừu được sinh ra do quá trình sinh sản hữu tính mà được tạo ra bằng nhân bản vô tính, có nghĩa là từ tế bào cho phát triển thành phôi và biệt hóa thành cơ thể mới. Các nhà khoa học đã thực hiện thành công việc tạo ra con cừu Dolly giống với một con cừu khác, có chức năng như một "bản sao gốc".

Người đã tạo ra "cỗ máy nhân bản" cho chú cừu là lan Wilmut, một nhà khoa học người Scotland. Ông đã lấy "một phần rất nhỏ" từ phần vú của một con cừu trưởng thành (con cừu 1) và tách lấy nhân từ phần nhỏ này. Sau đó, cấy nhân đã thu được vào một tế bào trứng (đã được loại bỏ nhân) của một con cừu cái khác (con cừu 2). Tế bào đã chuyển nhân được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để hình thành phôi, cấy phôi vào con cừu cái khác (con cừu 3). Con cừu 3 đã mang thai và sinh ra một chú cừu non là Dolly.

Sau thành công trong việc tạo ra cừu Dolly, một số nhà bác học cho rằng trong vòng một vài năm tới cũng có thể tiến hành nhân bản vô tính đối với con người.

a) Cừu Dolly có đặc điểm giống với con cừu nào? Giải thích.

b) Phần vú mà lan Wilmut sử dụng được mô tả là "một phần rất nhỏ". Theo em, "một phần rất nhỏ" đó là gì? Giải thích.

c) Ưu điểm của phương pháp trên là gì?

d) Hiện nay, chính phủ ở nhiều nước đã quyết định ban hành luật cấm nhân bản vô tính đối với con người. Hai lí do sau có thể đưa ra để giải thích cho quyết định đó, chúng có mang tính khoa học hay không?

- Lí do 1: Người nhân bản có thể sẽ nhạy cảm với các căn bệnh thông thường hơn so với người bình thường.

- Lí do 2: Con người không nên tìm cách đi trái với tạo hoá.

e) Hãy cho biết quan điểm của em đối với việc nhân bản vô tính.


4.6

8 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%