Giải SBT KTPL 11 Cánh diều Bài 3: Thị trường lao động có đáp án

  • 165 lượt xem

  • 15 câu hỏi


Câu 9:

Đọc thông tin

Thông tin 1. Thách thức của thị trường lao động bình dương trước đà chuyển dịch

Trong năm 2022, làn sóng cắt giảm lao động diễn ra ở hàng loạt doanh nghiệp phía nam, trong đó tỉnh công nghiệp trọng điểm Bình Dương có đến 37 000 công nhân mất việc, 250 000 công nhân bị giảm giờ làm.

Ban đầu, nhiều nguyên nhân được đưa ra như thiếu đơn hàng khiến doanh nghiệp buộc cắt giảm lao động. Tuy nhiên, vào cuối năm, một nghịch lí xuất hiện: Lao động bị thất nghiệp tăng cao, nhưng các doanh nghiệp cung ứng “than” đỏ mắt vì vẫn chưa tuyển được người.

Nguyên nhân là do các doanh nghiệp ở Bình Dương đang bước vào giai đoạn tái cơ cấu sản xuất, thay thế toàn bộ bằng công nghệ và đầu tư dây chuyền sản xuất mới, đòi hỏi người lao động có kĩ năng và chuyên môn cao, thích ứng sự chuyển đổi công nghệ tự động hoá. Với công nghệ mới, họ chỉ cần 10 công nhân thì 90 người còn lại sẽ phải nghỉ. Ví dụ nhà máy cơ khí trước đây cần nhiều công nhân thủ công, còn bây giờ hệ thống máy CNC (Computer Numerical Control), robot làm tự động 100%, thì lao động chủ yếu là kĩ sư, tương tác với máy và kiểm soát chất lượng. Hiện nay, lực lượng lao động chất lượng chúng ta lại thiếu rất nhiều.

Việc tái cấu trúc doanh nghiệp và cần lao động kĩ năng cao dẫn đến lao động phổ thông hiện nay rất khó tìm việc, bởi hiệu quả sản xuất thấp, độ chính xác không cao. Trong khi đó, doanh nghiệp đang dịch chuyển theo hướng tự động hoá để tạo ra nguồn thu lớn hơn. Những dự án được cấp phép 10 năm về trước cũng đã hết vòng đời của dự án, do đó doanh nghiệp tái đầu tư bằng công nghệ mới. Đây là lí do chính khiến doanh nghiệp cắt giảm lao động và họ đang sử dụng lao động có kĩ năng cao.

Trên thực tế, những việc cũ mà người lao động phổ thông vẫn làm đã không còn phù hợp. Tại Bình Dương, hiện nay nhiều nhà máy, nhiều doanh nghiệp FDI cũng đã chuyển đổi, đây không chỉ là xu thế của doanh nghiệp mà còn là định hướng của tỉnh. Có nghĩa là, lao động cũ không thể dùng được và doanh nghiệp cần lao động có trình độ, ít nhất là trình độ cơ bản để đào tạo tiếp cận công nghệ cao hơn.

a) Thông tin trên cho thấy xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường lao động ở Bình Dương hiện nay diễn ra như thế nào?

b) Người lao động cần phải làm gì trước thực trạng thay đổi tái cấu trúc doanh nghiệp hiện nay?

Thông tin 2. Tình hình lao động, việc làm thành phố hồ chí minh tháng 2 năm 2023

Sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023, do còn nhiều doanh nghiệp bị giảm đơn hàng nên nhiều người lao động gặp khó khăn trong đời sống, việc làm.

Theo Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, sau tết Nguyên đán năm 2023, tỉ lệ công nhân lao động quay trở lại công việc trong những ngày đầu năm chiếm khoảng 95%. Trong đó, số công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân chiếm 94,7%; doanh nghiệp nhà nước chiếm 97,6%.

Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp giảm đơn hàng vào thời điểm trước Tết và tiếp tục thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Chẳng hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, thuộc tập đoàn quốc tế Pouchen Đài Loan tại Việt Nam) sẽ không tái kí hợp đồng lao động đối với khoảng 3 000 lao động có hợp đồng lao động từ 1 đến 3 năm khi hợp đồng lao động hết hạn. Ngoài ra, dự kiến trong tháng 2 này, công ty trách nhiệm hữu hạn PouYuen Việt Nam sẽ cắt giảm 3.000 lao động thuộc khu C và khu D.

Theo dự báo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp lĩnh vực dệt may - giày da vẫn đang tìm kiếm đơn hàng sản xuất cho đến tháng 6/2023 nên tình hình sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn.

Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cắt giảm lao động ở nhiều doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh?


Câu 15:

Đọc thông tin

LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM

Trong quý 3/2022, tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình lao động, việc làm nói riêng tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,8 triệu người, tăng 255,2 nghìn người so với quý trước và tăng 3,5 triệu người so với quý 3/2021 (quý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19). Trong đó, tăng chủ yếu ở khu vực thành thị và ở nam giới, tương ứng là tăng 1,78 triệu người và 1,85 triệu người so với cùng kì năm trước.

Trong tổng số 50,8 triệu lao động có việc làm, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất với 39,0%, tương đương 19,8 triệu người, tiếp đến là lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 33,4%, tương đương gần 17,0 triệu người. Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỉ trọng thấp nhất, 27,6%, tương đương 14,0 triệu người. Tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có xu hướng tăng nhẹ so với quý trước (tăng 0,1 điểm phần trăm).

So với quý trước, lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 147,0 nghìn người và tăng 1,3 triệu người so với cùng kì năm trước; lao động trong ngành dịch vụ tăng 5,5 nghìn người so với quý trước và tăng 2,7 triệu người so với cùng kì năm trước; lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 102,6 nghìn người so với quý trước và giảm 432,5 nghìn người so với cùng kì năm trước.

Thông tin trên cho thấy tỉ trọng lao động giữa các khu vực của nền kinh tế diễn ra như thế nào?


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận