Giải SGK GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế có đáp án

  • 42 lượt xem

  • 7 câu hỏi


Câu 2:

Nội dung. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Điều 33 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Điều này có nghĩa là

Mọi người có quyền tự do lựa chọn những ngành nghề kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Mọi người có quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng của bản thân; tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Mọi người có quyền lựa chọn quy mô kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

Khi thực hiện quyền tự do kinh doanh, người dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh; tôn trọng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và người lao động trong các cơ sở kinh doanh; chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an sinh xã hội...

Trường hợp 1. Anh T (29 tuổi) có ý định buôn bán các loại thực phẩm chức năng và thuốc tân dược giả để kiếm lời. Thông qua mạng xã hội, anh T đặt ông A sản xuất 2.500 hộp nhựa không nhãn mác, mỗi hộp chứa 60 viên nang thảo dược và đặt anh H sản xuất một lượng lớn vỏ hộp giấy, nhãn mác, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc,... sao chép từ sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Sau đó, anh T cùng vợ dán các loại tem, nhãn lên hộp nhựa chứa các viên nang rồi đóng hộp, dán tem chống hàng giả lên nắp hộp và dùng nhiều kênh bán hàng để bán ra thị trường.

Trường hợp 2. Nhận thấy lợi nhuận từ việc mua bán pháo nổ nên anh B (25 tuổi) và anh C (31 tuổi) đã bàn nhau mua nguyên liệu, phương tiện về sản xuất pháo hoa nổ tại nhà rồi bán kiếm lời. Hai người đặt mua nguyên liệu, phương tiện trên mạng, sau đó liên tục thử nghiệm đến khi thành công thì sản xuất hàng loạt rồi tìm cách bán ra ngoài thị trường. Chỉ trong vòng 3 tháng, anh B và anh C đã sản xuất được hơn 1 tấn pháo nổ thành phẩm mang bán và thu về một khoản tiền lớn.

a) Em hãy nêu các quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân. Công dân có trách nhiệm gì khi thực hiện quyền tự do kinh doanh?

b) Theo em, trong các trường hợp 1 và 2, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh? Các hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì? Vì sao?


Câu 3:

Nội dung. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

Điều 47 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”. Người dân có nghĩa vụ đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

Khi nộp thuế, người dân được cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; được giữ bí mật thông tin, trừ những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế được hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế...

Trường hợp 1. Ông Q là Giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn ở tỉnh H. Thời gian vừa qua, ông Q đã thu mua một khối lượng lớn đất, cát không rõ nguồn gốc xuất xứ để bán cho các công trình, dự án trên địa bàn. Sau đó, ông Q chỉ đạo kế toán của công ty là chị T mua 8 hoá đơn giá trị gia tăng của các công ty khác với tổng giá trị tiền hàng ghi trên các hoá đơn hơn 2,3 tỉ đồng, để sử dụng

Trường hợp 2. Mấy năm nay, chị G kinh doanh trên mạng xã hội và các nền tảng bán hàng trực tuyến với doanh thu hơn 147 tỉ đồng. Tuy nhiên, chị G không thực hiện đăng kí, kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật.

a) Em hãy nêu quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế. Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế?

b) Trong các trường hợp 1 và 2, các chủ thể đã vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế như thế nào? Các hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì?


Câu 6:

Em hãy tư vấn để các chủ thể dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh/ nghĩa vụ nộp thuế.

a) Chị B dự định kinh doanh đồ gia dụng nên hỏi ý kiến các thành viên trong gia đình để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Bố mẹ khuyên chị nên thuê cửa hàng ở gần chợ để bán hàng trực tiếp vì dễ thu hút khách hàng. Anh trai bảo chị nên bán hàng trực tuyến để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng và không phải đăng kí kinh doanh, không phải nộp thuế. Chú út lại cho rằng chị nên kết hợp cả thuê cửa hàng và bán hàng trực tuyến vì như vậy sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và có thể lợi dụng để khai thuế, nộp thuế ít hơn thu nhập thực tế. Mỗi người một ý kiến khiến chị B băn khoăn không biết nên lựa chọn thế nào.

b) Chị gái Y mang về nhà nhiều loại mĩ phẩm, hoá chất lạ, không có nguồn gốc xuất xứ để sản xuất kem dưỡng da (kem trộn) bán kiếm lời. Sau khi pha trộn xong sản phẩm, chị bảo Y mang các sản phẩm này đến trường bán cho bạn bè sử dụng rồi sẽ trả tiền công cho Y. Y băn khoăn không biết có nên làm theo lời chị hay không.

c) Bà Q sở hữu một căn nhà lớn ở mặt đường và cho một tổ chức nước ngoài thuê sử dụng với mức giá cao. Sau khi kí hợp đồng với đại diện tổ chức nước ngoài, bà Q được người quen khuyên nên làm giả một hợp đồng cho thuê nhà khác có mức giá cho thuê rẻ hơn thực tế để sử dụng kê khai nộp thuế, qua đó giảm bớt số tiền thuế phải nộp. Bà Q thắc mắc không biết làm như vậy có vi phạm pháp luật hay không.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận