Giải SGK GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí có đáp án
119 người thi tuần này 4.6 490 lượt thi 8 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Bộ 3 đề thi cuối kì 2 GDCD 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Bộ 3 đề thi cuối kì 2 GDCD 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
18 câu trắc nghiệm GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
Bộ 3 đề thi cuối kì 2 GDCD 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 3 đề thi cuối kì 2 GDCD 9 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
20 câu trắc nghiệm GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 9 có đáp án
Bộ 3 đề thi cuối kì 2 GDCD 9 Cánh diều có đáp án (Đề 3)
Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
(*) Tình huống tham khảo:
- Hành vi vi phạm pháp luật: Tại một ngã tư giao thông, ông M (nhân viên) và ông N (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông.
- Hậu quả: Ông M và ông N bị lập biên bản và nộp phạt hành chính 400.000 đồng.
Lời giải
♦ Yêu cầu a)
- Trường hợp 1.
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: anh M không đội mũ bảo hiểm; điều kiển xe máy vượt đèn đỏ; lạng lách, đánh võng, tạt đầu phương tiện khác khi tham gia giao thông.
+ Phân loại: vi phạm hành chính
- Trường hợp 2.
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Bà B vay ông A 500 triệu đồng, nhưng không hoàn trả số tiền trên theo đúng thỏa thuận.
+ Phân loại: vi phạm dân sự
- Trường hợp 3.
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Anh P vi phạm nội quy công ty khi thường xuyên đi làm muộn và không hoàn thành công việc được giao.
+ Phân loại: vi phạm kỉ luật
- Trường hợp 4.
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: anh T và Q vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy (số lượng ma túy lên tới 1kg).
+ Phân loại: vi phạm hình sự
♦ Yêu cầu b)
- Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Phân loại: Vi phạm pháp luật được chia làm bốn loại:
+ Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm, được quy định trong Bộ luật Hình sự.
+ Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí hành chính nhà nước có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.
+ Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, ... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.
+ Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân.
Lời giải
♦ Yêu cầu a)
- Trường hợp 1. Anh M phải chịu trách nhiệm hành chính
- Trường hợp 2. Bà B phải chịu trách nhiệm dân sự
- Trường hợp 3. Anh P phải chịu trách nhiệm kỉ luật
- Trường hợp 4. Anh T và Q phải chịu trách nhiệm hình sự
♦ Yêu cầu b)
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Có 4 loại trách nhiệm pháp lí:
+ Trách nhiệm hình sự
+ Trách nhiệm dân sự
+ Trách nhiệm hành chính
+ Trách nhiệm kỉ luật
♦ Yêu cầu c)
- Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí:
+ Thể hiện tính tôn nghiêm của pháp luật.
+ Là sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật, tuân theo quy định của pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; nâng cao ý thức phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
+ Củng cố lòng tin của người dân vào pháp luật.
+ Góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.
- Ví dụ minh họa: Anh N (20 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần) điều khiển xe mô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc nên bị cảnh sát giao thông lập biên bản phạt tiền và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3 tháng.
+ Hành vi vi phạm: anh N điều khiển xe mô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc
+ Trách nhiệm pháp lí: anh N phải chịu trách nhiệm hành chính
+ Ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí trong trường hợp này là:
▪ Buộc anh N phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
▪ Thể hiện tính tôn nghiêm của pháp luật.
▪ Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng và tuân theo quy định của pháp luật
▪ Củng cố lòng tin của người dân vào pháp luật.
▪ Góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
98 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%