Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

15 người thi tuần này 4.6 4.4 K lượt thi 11 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

7400 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)

76.7 K lượt thi 7 câu hỏi
3819 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9

30 K lượt thi 7 câu hỏi
2711 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)

72 K lượt thi 7 câu hỏi
2651 người thi tuần này

Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương

19.4 K lượt thi 7 câu hỏi
2129 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 10)

71.4 K lượt thi 7 câu hỏi
2002 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )

71.3 K lượt thi 7 câu hỏi
1487 người thi tuần này

Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hà Nội

7.9 K lượt thi 7 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Đọc các đoạn trích sau đây (trang 31 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

a) - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

b) - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?

Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:

Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

1. Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?

Lời giải

Từ dùng để gọi "này" dùng để gọi, từ "thưa ông" dùng để đáp

Câu 2

Đọc các đoạn trích sau đây (trang 31 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

 

a) - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

 

b) - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

2. Những từ ngữ được dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?

Lời giải

Những từ ngữ trên dùng để gọi hoặc đáp không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu

Câu 3

Đọc các đoạn trích sau đây (trang 31 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

 

a) - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

 

b) - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ

3. Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?

Lời giải

Từ ngữ "này" dùng để tạo lập cuộc thoại; từ "thưa ông" dùng để duy trì cuộc thoại.

Câu 4

Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)

1. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?

Lời giải

Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu trên không thay đổi, vì các từ in đậm là yếu tố thêm thắt vào bổ sung ý nghĩa

Câu 5

Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)

2. Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?

Lời giải

Cụm từ in đậm "và cũng là đứa con duy nhất của anh" chú thích cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng của anh"

Câu 6

Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)

3. Trog câu (b), cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì?

Lời giải

Cụm chủ vị "tôi nghĩ vậy" bổ sung ý nghĩa cho cụm C-V (lão không hiểu tôi)

Câu 7

Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên - dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?

Lời giải

Thành phần gọi đáp này (gọi), vâng (đáp) thể hiện mối quan hệ giữa người gọi và người đáp là mối quan hệ trên- dưới thân mật

Câu 8

Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai.

Lời giải

Thành phần gọi đáp: bầu ơi. Đây chỉ là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn - ẩn dụ chỉ những người cùng trong một nước, có quan hệ gắn bó)

Câu 9

Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì.

Lời giải

a, Kể cả anh- bổ sung thêm đối tượng được nhắc tới

b, Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - làm sáng tỏ thêm cho cụm từ "Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này"

c, Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho từ lớp trẻ.

d, Có ai ngờ bổ sung thái độ ngạc nhiên của người nói

Thương thương quá đi thôi – bổ sung tình cảm yêu thương của tác giả đối với nhân vật "cô bé nhà bên"

Câu 10

Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.

Lời giải

Thành phần phụ chú liên quan tới những từ ngữ, cụm từ ngữ trước đó:

a, mọi người

b, những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này

c, lớp trẻ

d, Cô bé nhà bên

Mắt đen tròn

Câu 11

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.

Lời giải

Đất nước đang trong thời kì hội nhập, như bước vào một thế kỉ mới, thời kì hội nhập kinh tế thế giới, vì vậy thanh niên là lực lượng nòng cốt cần xung phong đi trước, vững vàng . Hành trang chính là kĩ năng, tri thức, trình độ, phẩm chất – yếu tố cần thiết- để tự tin bước vào thời kì hội nhập với cường độ lao động cao hơn. Chỉ có chuẩn bị kĩ càng hành trang bước vào hội nhập chúng ta mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, tụt hậu để sánh vai với càng cường quốc lớn.

4.6

888 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%