Danh sách câu hỏi
Có 27,889 câu hỏi trên 558 trang
Đoạn trích dưới đây nhấn mạnh các yếu tố hình thức nào của truyện Tầng hai?
“Phan vẫn có thói quen nằm yên lặng trong bóng đêm, lắng nghe những âm thanh từ tầng hai vọng xuống, tưởng tượng ra những gương mặt. Những lúc ấy, cô lại chợt nhớ nhà đến cồn cào... Nhưng có thể bởi đã lâu, cô không thường mường tượng lại gương mặt của những người thân yêu nên những nét buồn vui trên từng gương mặt ấy đã phần nào phai nhạt trong tâm trí cô. Và cô thì cứ mải mốt kiếm tìm những điều tận đẩu tận đâu...”.
Đây là một đoạn trích trong truyện ngắn mang tên Tầng hai của nhà văn Phong Điệp. Nó phần nào hé lộ một bút pháp, một giọng điệu trẻ trung, hiện đại, phóng khoáng nhưng không kém phần ưu tư, giàu chất ngẫm ngợi...
Tầng hai – cái tiêu đề thật tiết giảm nhưng đầy sức khơi gợi những tầng cảm xúc, suy tư về những vi diệu đang diễn ra xung quanh, thường ngày tưởng như quá đỗi bình thường, thậm chí có vẻ tẻ nhạt, nơi cuộc sống đô thị chật chội...
“Tất cả chỉ có chừng ây. Vậy mà nó có thể tạo nên những âm thanh mới sống động làm sao. Phan thực sự ngạc nhiên. Hoá ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm”... Vâng, có lẽ không chỉ với Phan – nhân vật trong truyện ngăn này, mà mỗi chúng ta, cũng thấy bóng mình phần nào trong đó khi soi vào tác phẩm dễ thương này.
Là một nhà văn trẻ, bút lực dồi dào, tính đến nay, Phong Điệp đã xuất bản 20 đầu sách gồm 10 tập truyện ngắn, 4 tiểu thuyết, 3 tập truyện dài cho thiếu nhi, 2 tập đối thoại văn chương và 1 tập tản văn. Nhiều tác phẩm của chị đã được dịch và xuất bản ở nước ngoài.
Truyện của Phong Điệp được nhiều giới bạn đọc quan tâm, đón nhận, đặc biệt những tác phẩm như: Bloger, Ga kí ức, Biên bản bão,.... Với chị: “Viết để sống, để yêu và trân trọng cuộc đời này”. Hành trình sáng tạo của chị suốt chặng đường qua đã thấm đẫm tâm niệm đó...
(Theo thoibaonganhang.vn)
Chọn từ thích hợp (điểm nhìn, hình thức, nhan đề, nhân vật, nội dung. ý nghĩa) với mỗi chỗ trống sau đây:
Mỗi yếu tố (1)...... trong một tác phẩm truyện có tác dụng nghệ thuật riêng. Ví dụ, (2)..... có tác dụng gây tò mò, thu hút người đọc đến với một tác phẩm truyện, gợi cho người đọc khả năng phỏng đoán, suy luận về (3)...... truyện, giúp họ khắc sâu ấn tượng và ý nghĩa của một truyện sau khi đọc xong. Người kể chuyện và (4) ....... có tác dụng dẫn dắt câu chuyện đi đến kết thúc; đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc những manh mối quan trọng để hiểu được phẩm chất, tính cách, số phận của (5)......, chủ đề và (6)..... của một tác phẩm truyện.
Xác định các bước chuẩn bị cho bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện dưới đây là đúng hay sai?
Các bước chuẩn bị
Đúng
Sai
1. Đọc kĩ đề bài, suy nghĩ về các vấn đề đặt ra trong đó.
2. Đọc kĩ văn bản truyện được nêu lên trong đề bài; tìm và ghi lại những chi tiết đặc sắc về hình thức và nội dung của truyện.
3. Đọc các tài liệu có liên quan đến tác giả, tác phẩm được nêu lên trong đề bài; ghi lại những ý kiến quan trọng, có thể dùng để trích dẫn hoặc mở rộng bàn luận.
4. Đọc các truyện hoặc tìm xem các bộ phim, vở kịch nổi tiếng; ghi lại các liên tưởng, cảm nhận của bản thân.
5. Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi.
6. Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: mở bài – thân bài – kết bài.
7. Đọc lại bài văn đã viết; phát hiện, sửa lỗi về ý và về trình bày, chính tả, dùng từ, diễn đạt.
Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng như thế nào?
a) Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! (Nam Cao)
b) Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao! (Nam Cao)
c) Kéo chăn về phía ây, sao cứ dồn cả lại cho mẹ thể này. U, không đói thì thôi, Khuya rồi. Ngủ đi, mai còn đi làm sớm, con ạ. (Phong Điệp)
d) Bà vợ hỏi lại: “Ông có đứng máy được không?”. Ông chồng trả lời: “Không.” – “Ông có sắp chữ được không?”, – “Không”. (Nguyễn Khái)
Đọc đoạn văn sau và cho biết đồ nội thất trong nhà cô Hiền như thế nào?
“Một bộ sa lông gụ "cái khánh", cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một cái lọ men Thuý hồng, một cái lư thời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây, và mấy thứ bình lọ màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rõ từ đời nào. Cô đang lau đánh một cái bát thuỷ tiên men đỏ, hai cái đầu rồng gắn nổi bằng đồng, miệng chân cũng đều bịt đồng, thật đẹp.”.
A. Đồ cổ, sang trọng, lịch lãm
B. Đồ cũ kĩ, không có giá trị
C. Đồ nội thất phong cách hiện đại
D. Đồ nội thất phong cách châu Âu
Đoạn văn sau cho thấy đoàn người đang lâm vào tình thế gì?
“Cần phải ra khỏi khu rừng này, và muốn vậy chỉ có hai con đường: con đường thứ nhất là trở lại phía sau thì có những kẻ thù mạnh và hung dữ, con đường thứ hai là tiến lên phía trước thì ở đó là những cây khổng lồ, cành to khoẻ, ôm chặt lấy nhau, rễ ngoằn ngoèo đâm sâu xuống đất bùn dính chắc của đầm lầy. Những thân cây trơ trơ như đá ấy ban ngày đứng sừng sững, im lìm trong ánh sáng lờ mờ, xám xịt, và tối đến, khi đốt lửa lên thì cây cối càng dịch sát lại bao quanh đoàn người. Đêm cũng như ngày, xung quanh đoàn người bao giờ cũng có một vòng bóng tối vững chắc chỉ chực nghiến bẹp họ, mà họ thì đã quen với thảo nguyên bao la. Khi gió đập các ngọn cây và cả khu rừng gào thét như hăm doạ và hát bài ca đưa đám họ thì cảnh tượng càng ghê rợn hơn.”.
A. Đảo ngược
B. Khó khăn
C. Thảm hại
D. Thuận lợi